Hội đồng Năng lượng quốc gia Indonesia (DEN) vừa kiến nghị chính phủ nước này cắt giảm xuất khẩu than và khí đốt, và sử dụng tối đa hai nguồn năng lượng này để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
Ông Herman Darnel Ibrahim, một quan chức cấp cao của DEN cho biết mặc dù xuất khẩu than đá và khí đốt là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nước này, song việc cắt giảm là cần thiết bởi chính sách tăng cường xuất khẩu nhiên liệu này ở mức độ lớn về lâu dài sẽ đe dọa đến an ninh năng lượng quốc gia, cũng như tác động tiêu cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước.
Ông Tumiran, một thành viên của DEN, cũng nhấn mạnh rằng xuất khẩu các nguồn nhiên liệu hóa thạch là chính sách của quá khứ, và điều này đã đến lúc phải thay đổi, song việc cắt giảm xuất khẩu than đá và khí đốt cần tiến hành từng bước theo lộ trình để tránh gây ra những phản ứng từ các nước nhập khẩu.
Trong khi đó, nhà quản lý cấp cao Qoyum Tjandranegara của Tập đoàn dầu khí BPH Migas cho rằng chính sách xuất khẩu khí đốt đã làm tổn hại lợi ích quốc gia. Theo chuyên gia này, chỉ tính riêng trong năm 2012, Indonesia đã bị lỗ tới 200.000 tỷ rupiah (hơn 2 tỷ USD) từ xuất khẩu khí đốt.
Ông Darnel Ibrahim cho biết DEN đã hoàn thành dự thảo về Chính sách năng lượng quốc gia để trình chính phủ xem xét, từ đó xác định lộ trình sử dụng năng lượng đến năm 2050 và hướng dẫn quản lý năng lượng quốc gia trong tương lai.
Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý dầu khí SKK Migas trực thuộc chính phủ, ông Widjonarko cho biết chính phủ Indonesia đang từng bước có những điều chỉnh chính sách về năng lượng và khoáng sản để khuyến khích phát triển, chẳng hạn như hạn chế hay cấm xuất khẩu nguyên liệu thô, ký lại các hợp đồng xuất khẩu khí đốt với nước ngoài, tăng cường xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ của ngành năng lượng để thúc đẩy tiêu thụ trong nước./.
Ông Herman Darnel Ibrahim, một quan chức cấp cao của DEN cho biết mặc dù xuất khẩu than đá và khí đốt là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nước này, song việc cắt giảm là cần thiết bởi chính sách tăng cường xuất khẩu nhiên liệu này ở mức độ lớn về lâu dài sẽ đe dọa đến an ninh năng lượng quốc gia, cũng như tác động tiêu cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước.
Ông Tumiran, một thành viên của DEN, cũng nhấn mạnh rằng xuất khẩu các nguồn nhiên liệu hóa thạch là chính sách của quá khứ, và điều này đã đến lúc phải thay đổi, song việc cắt giảm xuất khẩu than đá và khí đốt cần tiến hành từng bước theo lộ trình để tránh gây ra những phản ứng từ các nước nhập khẩu.
Trong khi đó, nhà quản lý cấp cao Qoyum Tjandranegara của Tập đoàn dầu khí BPH Migas cho rằng chính sách xuất khẩu khí đốt đã làm tổn hại lợi ích quốc gia. Theo chuyên gia này, chỉ tính riêng trong năm 2012, Indonesia đã bị lỗ tới 200.000 tỷ rupiah (hơn 2 tỷ USD) từ xuất khẩu khí đốt.
Ông Darnel Ibrahim cho biết DEN đã hoàn thành dự thảo về Chính sách năng lượng quốc gia để trình chính phủ xem xét, từ đó xác định lộ trình sử dụng năng lượng đến năm 2050 và hướng dẫn quản lý năng lượng quốc gia trong tương lai.
Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý dầu khí SKK Migas trực thuộc chính phủ, ông Widjonarko cho biết chính phủ Indonesia đang từng bước có những điều chỉnh chính sách về năng lượng và khoáng sản để khuyến khích phát triển, chẳng hạn như hạn chế hay cấm xuất khẩu nguyên liệu thô, ký lại các hợp đồng xuất khẩu khí đốt với nước ngoài, tăng cường xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cung cấp dịch vụ của ngành năng lượng để thúc đẩy tiêu thụ trong nước./.
(TTXVN)