Indonesia đề xuất 5 gói chính sách nâng cao hiệu quả nền kinh tế

Ngân hàng Indonesia đã đề xuất lên chính phủ năm gói chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế quốc gia.
Ngân hàng Indonesia. (Nguồn: AP)

Ngày 9/9, Ngân hàng Indonesia đã đề xuất lên chính phủ năm gói chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế quốc gia.

Thống đốc Ngân hàng Indonesia, Agus Martowardojo cho biết, các chính sách tập trung vào bảo vệ đồng nội tệ và duy trì những chỉ số tốt của nền kinh tế.

Trước tiên là tăng cường kiểm soát lạm phát và khuyến khích các bên tăng cường phối hợp để đẩy nhanh việc thực hiện bản đồ kiểm soát lạm phát quốc gia. Tại thời điểm này, Indonesia đã có một lộ trình để kiểm soát lạm phát.

Tăng cường hợp tác kinh tế và tài chính giữa Ngân hàng Indonesia với chính quyền trung ương và chính quyền địa phương để đảm bảo khu vực kinh tế và tài chính để phối hợp thực hiện các biện pháp phù hợp, tương trợ lẫn nhau.

Tiếp theo là việc tăng cường sự ổn định của đồng rupiah, duy trì niềm tin trên thị trường ngoại hối bằng cách kiểm soát sự biến động của đồng nội tệ; mua trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp có liên quan nhằm hỗ trợ tác động đến thị trường chứng khoán nhà nước đảm bảo dòng chảy và tính thanh khoản trên thị trường tiền tệ.

Giải pháp tăng cường quản lý thanh khoản Rupiah sẽ được thực hiện, trong đó có việc thay đổi cơ chế đấu giá, đấu thầu lãi suất thay cho việc áp dụng tỷ lệ cố định; Thay đổi cơ chế đấu giá lãi suất chứng chỉ tiền gửi của Ngân hàng thành một cuộc đấu thầu lãi suất cố định và điều chỉnh kỳ hạn lên sáu tháng.

Giấy chứng nhận Ngân hàng Indonesia phát hành lại với chín tháng và 12 tháng, với một cơ chế đấu giá đấu thầu lãi suất cố định và điều chỉnh giá.

Tăng cường công tác quản lý của cung và cầu ngoại tệ với việc điều chỉnh tỷ giá hai lần một tuần thay vì một lần một tuần như trước đây, trong đó bao gồm thay đổi cơ chế đấu giá của các khoản tiền gửi ngoại tệ; Giảm giới hạn của việc mua ngoại tệ từ mức hiện tại 100.000 xuống mức 25.000 mỗi khách hàng/tháng; đẩy nhanh quá trình phê duyệt các khoản nợ nước ngoài của các ngân hàng.

Biện pháp cuối cùng trong gói được đưa ra là làm tăng tính ổn định của thị trường tài chính với việc cung cấp các cơ sở công cụ phần mềm để hỗ trợ đầu tư hạ tầng trong khi tăng cường dự trữ ngoại hối. Cải thiện các quy định về thị trường tiền tệ bao gồm tất cả các thành phần liên quan đến sự phát triển của thị trường./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục