Indonesia đang tiến hành chiến dịch vận động, tuyên truyền cho 4 thành phố của mình để được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là thành phố sáng tạo, nhằm tăng cường thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Mari Elka Pangestu cho biết nước này đã đệ đơn đề nghị UNESCO công nhận “Thành phố sáng tạo” cho 4 thành phố của mình là Bandung, (Tây Java), Pekalongan, Surakarta (Trung Java) và Yogyakarta, giống như các thành phố Montreal (Canada) và Nagoya (Nhật Bản).
Đây là những thành phố có bản sắc riêng, độc đáo, nổi tiếng với ngành công nghiệp sáng tạo như vải và trang phục Batik, thời trang, đồ thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật.
Bà Mari Elka Pangestu nói rằng việc được UNESCO công nhận là “thành phố sáng tạo” sẽ một sự quảng bá đầy giá trị giúp giới thiệu các thành phố nói trên của Indonesia với thế giới, cũng như để khuyến khích các thành phố này phát triển ngành công nghiệp sáng tạo.
Bà Mari Elka Pangestu cho biết thêm rằng Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo đang hợp tác chặt chẽ với chính quyền 4 thành phố được đề nghị, nhằm hoàn thành tất cả các yêu cầu của UNESCO để có thể vinh dự có mặt trong mạng lưới những Thành phố sáng tạo của thế giới.
UNESCO giới thiệu mạng lưới các Thành phố sáng tạo lần đầu tiên vào tháng 10/2004, và các thành phố được tổ chức này công nhận yêu cầu phải có chuyên môn về nghề thủ công và nghệ thuật dân gian, thiết kế, phim ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông nghệ thuật hay âm nhạc.
Hiện mới có 34 thành phố trên thế giới vinh dự được UNESCO công nhận danh hiệu này.
Theo Cơ quan thống kê Quốc gia Indonesia (BPS), ngành công nghiệp sáng tạo đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia quần đảo này, với 7,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 và cung cấp 6,8 % tổng số việc làm./.
Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia Mari Elka Pangestu cho biết nước này đã đệ đơn đề nghị UNESCO công nhận “Thành phố sáng tạo” cho 4 thành phố của mình là Bandung, (Tây Java), Pekalongan, Surakarta (Trung Java) và Yogyakarta, giống như các thành phố Montreal (Canada) và Nagoya (Nhật Bản).
Đây là những thành phố có bản sắc riêng, độc đáo, nổi tiếng với ngành công nghiệp sáng tạo như vải và trang phục Batik, thời trang, đồ thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật.
Bà Mari Elka Pangestu nói rằng việc được UNESCO công nhận là “thành phố sáng tạo” sẽ một sự quảng bá đầy giá trị giúp giới thiệu các thành phố nói trên của Indonesia với thế giới, cũng như để khuyến khích các thành phố này phát triển ngành công nghiệp sáng tạo.
Bà Mari Elka Pangestu cho biết thêm rằng Bộ Du lịch và Kinh tế sáng tạo đang hợp tác chặt chẽ với chính quyền 4 thành phố được đề nghị, nhằm hoàn thành tất cả các yêu cầu của UNESCO để có thể vinh dự có mặt trong mạng lưới những Thành phố sáng tạo của thế giới.
UNESCO giới thiệu mạng lưới các Thành phố sáng tạo lần đầu tiên vào tháng 10/2004, và các thành phố được tổ chức này công nhận yêu cầu phải có chuyên môn về nghề thủ công và nghệ thuật dân gian, thiết kế, phim ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông nghệ thuật hay âm nhạc.
Hiện mới có 34 thành phố trên thế giới vinh dự được UNESCO công nhận danh hiệu này.
Theo Cơ quan thống kê Quốc gia Indonesia (BPS), ngành công nghiệp sáng tạo đã đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia quần đảo này, với 7,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 và cung cấp 6,8 % tổng số việc làm./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)