Ngày 16/8, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã chỉ định cựu Phó Tổng thống Jusuf Kalla làm đặc phái viên của Indonesia về vấn đề người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở Myanmar, nhằm giúp tìm giải pháp cho vấn đề dân tộc thiểu số của Myanmar.
Ông cũng cho biết Chính phủ Myanmar đã đồng ý để Indonesia giúp giải quyết vấn đề cộng đồng người thiểu số Rohingya.
Tổng thống Yudhoyono hy vọng rằng với nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và dân tộc ít người tại Indonesia, ông Kalla có thể xóa đi sự hiểu lầm của Myanmar về mối quan tâm và tình đoàn kết của Indonesia đối với vấn đề nhân đạo dành cho người Rohingya, đồng thời tiếp tục những nỗ lực của Indonesia giúp Myanmar giải quyết vấn đề này.
Trước đó, ngày 8/8, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông báo đang cân nhắc viện trợ nhân đạo cho những người tị nạn thuộc cộng đồng người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở Myanmar.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng ASEAN nên tham gia giải quyết hệ quả của các vụ đụng độ đẫm máu, xảy ra hồi tháng Sáu năm nay tại bang Rakhine, phía Tây Myanmar, buộc khoảng 60.000 người, chủ yếu là người Hồi giáo Rohingya, phải tha hương.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 16/8, hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đã quyết định đưa vấn đề người Rohingya Hồi giáo ở Myanmar ra trước Liên hợp quốc. OIC là tổ chức Hồi giáo lớn nhất thế giới với 57 quốc gia thành viên.
Tại Myanmar, số người theo đạo Phật chiếm 89%, trong khi đó số người Hồi giáo chỉ chiếm 4%.
Tháng 2/2001, Chính quyền Myanmar đã phải ban bố lệnh giới nghiêm bang Rakhine sau khi xảy ra xung đột dữ dội giữa những người theo Hồi giáo và Phật giáo. Hiện tình trạng xung đột giữa các tín đồ của hai tôn giáo này vẫn chưa được giải quyết xong./.
Ông cũng cho biết Chính phủ Myanmar đã đồng ý để Indonesia giúp giải quyết vấn đề cộng đồng người thiểu số Rohingya.
Tổng thống Yudhoyono hy vọng rằng với nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo và dân tộc ít người tại Indonesia, ông Kalla có thể xóa đi sự hiểu lầm của Myanmar về mối quan tâm và tình đoàn kết của Indonesia đối với vấn đề nhân đạo dành cho người Rohingya, đồng thời tiếp tục những nỗ lực của Indonesia giúp Myanmar giải quyết vấn đề này.
Trước đó, ngày 8/8, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông báo đang cân nhắc viện trợ nhân đạo cho những người tị nạn thuộc cộng đồng người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở Myanmar.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho rằng ASEAN nên tham gia giải quyết hệ quả của các vụ đụng độ đẫm máu, xảy ra hồi tháng Sáu năm nay tại bang Rakhine, phía Tây Myanmar, buộc khoảng 60.000 người, chủ yếu là người Hồi giáo Rohingya, phải tha hương.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 16/8, hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) đã quyết định đưa vấn đề người Rohingya Hồi giáo ở Myanmar ra trước Liên hợp quốc. OIC là tổ chức Hồi giáo lớn nhất thế giới với 57 quốc gia thành viên.
Tại Myanmar, số người theo đạo Phật chiếm 89%, trong khi đó số người Hồi giáo chỉ chiếm 4%.
Tháng 2/2001, Chính quyền Myanmar đã phải ban bố lệnh giới nghiêm bang Rakhine sau khi xảy ra xung đột dữ dội giữa những người theo Hồi giáo và Phật giáo. Hiện tình trạng xung đột giữa các tín đồ của hai tôn giáo này vẫn chưa được giải quyết xong./.
(TTXVN)