Chuyên gia Arga Samudro, thuộc Công ty chứng khoán Bahana Securities của Indonesia trong bài phân tích đăng trên tờ The Jakarta Post số ra mới đây, cho rằng mặc dù giá dầu thế giới hiện đã giảm xuống còn khoảng 91 USD/thùng song Indonesia nhiều khả năng vẫn tiếp tục thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại.
Theo ông Arga Samudro, cán cân tài khoản vãng lai của Indonesia tiếp tục chịu tác động của việc nhập khẩu dầu mỏ tăng.
Tình trạng thiếu hụt dầu mỏ là do sản lượng khai thác giảm và không đạt mục tiêu của chính phủ bởi thiếu đầu tư vào tìm kiếm và khai thác các mỏ mới, trong khi tiêu thụ năng lượng trong nước gia tăng.
Với nhịp độ tăng này Indonesia sẽ thiếu hụt khoảng 21,4 tỷ USD dầu mỏ trong năm 2013, gây áp lực gia tăng đối với cán cân thương mại.
Trong năm 2012, Chính phủ Indonesia đã dành ngân sách 306.500 tỷ rupiah (31,8 tỷ USD) cho trợ giá năng lượng, tăng 24,3% so với năm 2011. Trong khi tiêu thụ nhiên liệu được trợ giá trong năm 2013 dự kiến sẽ tăng 6,7% so với năm 2012 lên 48 triệu kilôlít.
Trợ giá năng lượng cao hơn khiến thâm hụt ngân sách năm 2013 của Indonesia được dự đoán sẽ ở mức 2,1% GDP (190.300 tỷ rupiah hay 19,6 tỷ USD), cao hơn so với mức mục tiêu 1,7% GDP của chính phủ, song vẫn trong tầm kiểm soát dưới ngưỡng 3% GDP.
Ông Arga Samudro đã đưa ra một số kịch bản đối với kế hoạch tăng giá xăng dầu được trợ giá của chính phủ nước này.
Nếu tăng thêm 500 rupiah/lit thì lạm phát và tăng trưởng GDP bị ảnh hưởng không đáng kể, song nếu mức tăng là 1.500 rupiaha/lít thì lạm phát sẽ tăng lên gần 9%, đòi hỏi Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) phải tăng lãi suất lên 7,25%, khiến tốc độ tăng trưởng GDP giảm còn 5,96%.
Nếu tăng 100%, từ mức giá hiện hành 4.500 rupiah/lít lên 9.000 rupiah/lít, lạm phát sẽ lên tới gần 14%, buộc BI phải nâng lãi suất lên 9% và tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này sẽ giảm xuống chỉ còn 5,5%, so với mức mục tiêu 6,8% của chính phủ đề ra cho năm 2013./.
Theo ông Arga Samudro, cán cân tài khoản vãng lai của Indonesia tiếp tục chịu tác động của việc nhập khẩu dầu mỏ tăng.
Tình trạng thiếu hụt dầu mỏ là do sản lượng khai thác giảm và không đạt mục tiêu của chính phủ bởi thiếu đầu tư vào tìm kiếm và khai thác các mỏ mới, trong khi tiêu thụ năng lượng trong nước gia tăng.
Với nhịp độ tăng này Indonesia sẽ thiếu hụt khoảng 21,4 tỷ USD dầu mỏ trong năm 2013, gây áp lực gia tăng đối với cán cân thương mại.
Trong năm 2012, Chính phủ Indonesia đã dành ngân sách 306.500 tỷ rupiah (31,8 tỷ USD) cho trợ giá năng lượng, tăng 24,3% so với năm 2011. Trong khi tiêu thụ nhiên liệu được trợ giá trong năm 2013 dự kiến sẽ tăng 6,7% so với năm 2012 lên 48 triệu kilôlít.
Trợ giá năng lượng cao hơn khiến thâm hụt ngân sách năm 2013 của Indonesia được dự đoán sẽ ở mức 2,1% GDP (190.300 tỷ rupiah hay 19,6 tỷ USD), cao hơn so với mức mục tiêu 1,7% GDP của chính phủ, song vẫn trong tầm kiểm soát dưới ngưỡng 3% GDP.
Ông Arga Samudro đã đưa ra một số kịch bản đối với kế hoạch tăng giá xăng dầu được trợ giá của chính phủ nước này.
Nếu tăng thêm 500 rupiah/lit thì lạm phát và tăng trưởng GDP bị ảnh hưởng không đáng kể, song nếu mức tăng là 1.500 rupiaha/lít thì lạm phát sẽ tăng lên gần 9%, đòi hỏi Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) phải tăng lãi suất lên 7,25%, khiến tốc độ tăng trưởng GDP giảm còn 5,96%.
Nếu tăng 100%, từ mức giá hiện hành 4.500 rupiah/lít lên 9.000 rupiah/lít, lạm phát sẽ lên tới gần 14%, buộc BI phải nâng lãi suất lên 9% và tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này sẽ giảm xuống chỉ còn 5,5%, so với mức mục tiêu 6,8% của chính phủ đề ra cho năm 2013./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)