Bộ trưởng Thương mại Indonesia Gita Wirjawan mới đây nói rằng với điều kiện khí hậu thích hợp và diện tích đất lớn cho phát triển các đồn điền, Indonesia có thể trở thành nhà sản xuất càphê lớn nhất Đông Nam Á.
Chính phủ Indonesia đang và sẽ khuyến khích thúc đẩy sản xuất và tăng sản lượng càphê trong nước, từ mức 600.000 tấn/năm hiện nay, để hiện thực hóa tiềm năng này.
Theo ông Gita Wirjawan, bên cạnh việc tăng sản lượng, Chính phủ Indonesia còn chú trọng đến việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong ngành càphê, cả trong sản xuất lẫn chế biến, để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Và điều này đòi hỏi sự hợp tác, liên kết và góp sức của tất cả các bên liên quan khác.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu càphê Indonesia (GAEKI), Hutama Sugandhi, cho biết đất nước “Vạn Đảo” có tới 5 trong 10 giống càphê tốt nhất thế giới, và với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng tự nhiên của của mình, càphê Indonesia thuộc diện có chất lượng hàng đầu thế giới, trong đó nhất là càphê Java và càphê Toraja.
Tuy nhiên, ông Hutama Sugandhi lưu ý rằng năng suất càphê của Indonesia còn thấp, chỉ đạt trung bình khoảng 700-800 kg/ha trên tổng diện tích khoảng 1,1 triệu ha càphê trong cả nước, thấp hơn nhiều so với Việt Nam, chỉ có tổng diện tích cây càphê bằng một nửa, tức 550.000 ha, song có thể đạt năng suất tới 3 tấn/ha.
GAEKI cho rằng một trong những lý do chủ yếu khiến Indonesia tụt hậu như vậy, với năng suất và sản lượng càphê còn thấp, là thiếu vốn đầu tư cho người sản xuất khi chính phủ dành sự quan tâm nhiều hơn cho ngành cọ dầu./.
Chính phủ Indonesia đang và sẽ khuyến khích thúc đẩy sản xuất và tăng sản lượng càphê trong nước, từ mức 600.000 tấn/năm hiện nay, để hiện thực hóa tiềm năng này.
Theo ông Gita Wirjawan, bên cạnh việc tăng sản lượng, Chính phủ Indonesia còn chú trọng đến việc áp dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong ngành càphê, cả trong sản xuất lẫn chế biến, để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm. Và điều này đòi hỏi sự hợp tác, liên kết và góp sức của tất cả các bên liên quan khác.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu càphê Indonesia (GAEKI), Hutama Sugandhi, cho biết đất nước “Vạn Đảo” có tới 5 trong 10 giống càphê tốt nhất thế giới, và với điều kiện địa lý, thổ nhưỡng tự nhiên của của mình, càphê Indonesia thuộc diện có chất lượng hàng đầu thế giới, trong đó nhất là càphê Java và càphê Toraja.
Tuy nhiên, ông Hutama Sugandhi lưu ý rằng năng suất càphê của Indonesia còn thấp, chỉ đạt trung bình khoảng 700-800 kg/ha trên tổng diện tích khoảng 1,1 triệu ha càphê trong cả nước, thấp hơn nhiều so với Việt Nam, chỉ có tổng diện tích cây càphê bằng một nửa, tức 550.000 ha, song có thể đạt năng suất tới 3 tấn/ha.
GAEKI cho rằng một trong những lý do chủ yếu khiến Indonesia tụt hậu như vậy, với năng suất và sản lượng càphê còn thấp, là thiếu vốn đầu tư cho người sản xuất khi chính phủ dành sự quan tâm nhiều hơn cho ngành cọ dầu./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)