Theo Ủy ban Quốc gia phòng chống HIV/AIDS Indonesia (NAC), số ca nhiễm HIV ở nước này đã tăng mạnh, từ 7.195 người năm 2006 lên 76.879 người năm 2011.
Phóng viên TTXVN tại Jakarta cho biết, trong một bài phát biểu của mình, Phó tổng thống Indonesia Boediono đã đặc biệt nhấn mạnh đến thách thức và mối đe dọa của căn bệnh thế kỷ này, khi lưu ý rằng kể từ ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được ghi nhận năm 1987, đến năm 2009, Indonesia đã có tới 186.237 người nhiễm và 6,4 triệu người khác có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS, nhất là số hành nghề mại dâm, đồng tính luyến ái và tiêm chích ma túy.
Số liệu công bố mới nhất của Bộ Y tế Indonesia cho biết đến tháng 6/2012 ở nước này có 118.865 trường hợp nhiễm HIV/AIDS với tỷ lệ nam giới cao gấp 2,41 lần so với nữ giới, trong đó có 86.762 người nhiễm HIV và 32.103 người bị AIDS và trong số này có khoảng 8.170 bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV với tỷ lệ bị cao nhất ở Bali.
Tuy nhiên, Phó Tổng thống Boediono khuyến cáo thống kê nói trên chỉ là “phần nổi của núi băng trôi,” bởi con số thực tế cao hơn rất nhiều.
Ông Boediono cho biết phụ nữ và trẻ em là đối tượng được quan tâm trọng tâm trong chiến dịch quốc gia phòng chống HIV/AIDS của Chính phủ Indonesia trong năm 2013, bởi họ dễ bị tổn thương hơn so với nam giới.
Bộ trưởng Trao quyền cho phụ nữ và Bảo vệ trẻ em Indonesia, bà Linda Gumelar cho biết quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này hiện còn phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ nước ngoài cho việc thực hiện các chương trình phòng chống HIV/AIDS. Một số đối tác phát triển quốc tế đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật giúp Indonesia giải quyết vấn đề HIV/AIDS và đứng đầu trong số các nước hỗ trợ tài chính cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS của Indonesia là Anh, Australia, Mỹ và Hà Lan.
Chia sẻ về vấn đề nói trên, Bộ trưởng Điều phối phúc lợi nhân dân Indonesia Agung Laksono cũng đã nhấn mạnh không nên quá dựa vào viện trợ nước ngoài - hiện chiếm khoảng 70% ngân sách chính phủ dành cho các chương trình điều trị và phòng chống HIV/AIDS, và kêu gọi tăng cường hơn nữa sự quan tâm và phối hợp giữa chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội và toàn bộ cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS.
Các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi HIV/AIDS ở Indonesai là Jakarta, Papua, Tây Papua, Đông Java, Tây Java, Bali, Bắc Sumatra, Trung Java, Tây Kalimantan, Nam Sulawesi, Riau và Yogyakarta./.
Phóng viên TTXVN tại Jakarta cho biết, trong một bài phát biểu của mình, Phó tổng thống Indonesia Boediono đã đặc biệt nhấn mạnh đến thách thức và mối đe dọa của căn bệnh thế kỷ này, khi lưu ý rằng kể từ ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được ghi nhận năm 1987, đến năm 2009, Indonesia đã có tới 186.237 người nhiễm và 6,4 triệu người khác có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS, nhất là số hành nghề mại dâm, đồng tính luyến ái và tiêm chích ma túy.
Số liệu công bố mới nhất của Bộ Y tế Indonesia cho biết đến tháng 6/2012 ở nước này có 118.865 trường hợp nhiễm HIV/AIDS với tỷ lệ nam giới cao gấp 2,41 lần so với nữ giới, trong đó có 86.762 người nhiễm HIV và 32.103 người bị AIDS và trong số này có khoảng 8.170 bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV với tỷ lệ bị cao nhất ở Bali.
Tuy nhiên, Phó Tổng thống Boediono khuyến cáo thống kê nói trên chỉ là “phần nổi của núi băng trôi,” bởi con số thực tế cao hơn rất nhiều.
Ông Boediono cho biết phụ nữ và trẻ em là đối tượng được quan tâm trọng tâm trong chiến dịch quốc gia phòng chống HIV/AIDS của Chính phủ Indonesia trong năm 2013, bởi họ dễ bị tổn thương hơn so với nam giới.
Bộ trưởng Trao quyền cho phụ nữ và Bảo vệ trẻ em Indonesia, bà Linda Gumelar cho biết quốc gia lớn nhất Đông Nam Á này hiện còn phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ nước ngoài cho việc thực hiện các chương trình phòng chống HIV/AIDS. Một số đối tác phát triển quốc tế đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật giúp Indonesia giải quyết vấn đề HIV/AIDS và đứng đầu trong số các nước hỗ trợ tài chính cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS của Indonesia là Anh, Australia, Mỹ và Hà Lan.
Chia sẻ về vấn đề nói trên, Bộ trưởng Điều phối phúc lợi nhân dân Indonesia Agung Laksono cũng đã nhấn mạnh không nên quá dựa vào viện trợ nước ngoài - hiện chiếm khoảng 70% ngân sách chính phủ dành cho các chương trình điều trị và phòng chống HIV/AIDS, và kêu gọi tăng cường hơn nữa sự quan tâm và phối hợp giữa chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội và toàn bộ cộng đồng trong phòng chống HIV/AIDS.
Các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi HIV/AIDS ở Indonesai là Jakarta, Papua, Tây Papua, Đông Java, Tây Java, Bali, Bắc Sumatra, Trung Java, Tây Kalimantan, Nam Sulawesi, Riau và Yogyakarta./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)