Theo các nguồn tin địa phương, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, Agus Martowardojo mới đây cho biết, để đảm bảo nguồn vốn cho ngân sách nhà nước, bộ này sẽ bán trái phiếu kho bạc có kỳ hạn thanh toán 6 tháng và 1 năm, thay vì chỉ phát hành loại trái phiếu có kỳ hạn 3 tháng như hiện nay.
Hình thức huy động vốn mới này đang được Chính phủ Indonesia cân nhắc thay thế loại hình chứng chỉ ngân hàng trung ương (SBIs) - được sử dụng với mục đích hấp thụ dư thừa thanh khoản cho hoạt động tiền tệ của ngân hàng trung ương (BI), hiện tạm thời bị loại bỏ.
Bộ Tài chính Indonesia cũng đang chuẩn bị khả năng điều chỉnhh tỷ lệ lãi suất trái phiếu kho bạc và chứng chỉ SBIs. Chính phủ Indonesia hy vọng việc phát hành trái phiếu kho bạc với kỳ hạn dài hơn sẽ có khả năng giữ vốn ngoại ở lại Indonesia lâu hơn.
Trong phát biểu đưa ra tuần trước, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu chính sách tiền tệ thuộc BI, Perry Warjiyo cho biết, BI sẽ dần dần giảm phát hành giấy tờ ghi nợ, vì Chính phủ Indonesia đang thu hút các nhà đầu tư ngắn hạn bằng loại trái phiếu kho bạc.
Phản ứng trước kế hoạch trên, giới phân tích kinh tế Indonesia nhận xét, động thái này sẽ có tác dụng hướng những dòng tiền nóng vào khu vực bất động sản, chuyển thanh khoản vào các mục đích sản xuất hữu ích, qua đó tạo ra nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế.
Không như SBIs, trái phiếu kho bạc của chính phủ được sử dụng để chặn đà thâm hụt ngân sách, phục vụ các nhu cầu về vốn cho phát triển.
Vào tuần trước, Cơ quan Quản lý nợ thuộc Bộ Tài chính Indonesia lần đầu tiên đã tổ chức bán các trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng. Đợt bán đấu giá này được các nhà đầu tư hưởng ứng mạnh mẽ, và đã thu về số tiền kỷ lục 2.000 tỷ rupiah (Rp). Giá bán loại trái phiếu này sẽ được dùng làm cơ sở tham chiếu cho các loại trái phiếu có những mức kỳ hạn thanh toán khác nhau sau này.
Tỷ lệ lãi suất đang được áp dụng cho loại trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng là 5,19%, và đối với SBIs là 6,37%. Thực tế, SBIs là một hướng đầu tư phổ biến của giới đầu tư nước ngoài ở Indonesia thời gian qua bởi thời hạn ngắn và khả năng sinh lợi cao. Số liệu của BI cho thấy, tính đến ngày 18/3, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư 71.600 tỷ Rp (tương đương 8,23 tỷ USD) vào các SBIs ở Indonesia, tăng đáng kể so với mức 54.900 tỷ Rp cuối tháng 12/2010./.
Hình thức huy động vốn mới này đang được Chính phủ Indonesia cân nhắc thay thế loại hình chứng chỉ ngân hàng trung ương (SBIs) - được sử dụng với mục đích hấp thụ dư thừa thanh khoản cho hoạt động tiền tệ của ngân hàng trung ương (BI), hiện tạm thời bị loại bỏ.
Bộ Tài chính Indonesia cũng đang chuẩn bị khả năng điều chỉnhh tỷ lệ lãi suất trái phiếu kho bạc và chứng chỉ SBIs. Chính phủ Indonesia hy vọng việc phát hành trái phiếu kho bạc với kỳ hạn dài hơn sẽ có khả năng giữ vốn ngoại ở lại Indonesia lâu hơn.
Trong phát biểu đưa ra tuần trước, Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu chính sách tiền tệ thuộc BI, Perry Warjiyo cho biết, BI sẽ dần dần giảm phát hành giấy tờ ghi nợ, vì Chính phủ Indonesia đang thu hút các nhà đầu tư ngắn hạn bằng loại trái phiếu kho bạc.
Phản ứng trước kế hoạch trên, giới phân tích kinh tế Indonesia nhận xét, động thái này sẽ có tác dụng hướng những dòng tiền nóng vào khu vực bất động sản, chuyển thanh khoản vào các mục đích sản xuất hữu ích, qua đó tạo ra nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế.
Không như SBIs, trái phiếu kho bạc của chính phủ được sử dụng để chặn đà thâm hụt ngân sách, phục vụ các nhu cầu về vốn cho phát triển.
Vào tuần trước, Cơ quan Quản lý nợ thuộc Bộ Tài chính Indonesia lần đầu tiên đã tổ chức bán các trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng. Đợt bán đấu giá này được các nhà đầu tư hưởng ứng mạnh mẽ, và đã thu về số tiền kỷ lục 2.000 tỷ rupiah (Rp). Giá bán loại trái phiếu này sẽ được dùng làm cơ sở tham chiếu cho các loại trái phiếu có những mức kỳ hạn thanh toán khác nhau sau này.
Tỷ lệ lãi suất đang được áp dụng cho loại trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng là 5,19%, và đối với SBIs là 6,37%. Thực tế, SBIs là một hướng đầu tư phổ biến của giới đầu tư nước ngoài ở Indonesia thời gian qua bởi thời hạn ngắn và khả năng sinh lợi cao. Số liệu của BI cho thấy, tính đến ngày 18/3, các nhà đầu tư ngoại đã đầu tư 71.600 tỷ Rp (tương đương 8,23 tỷ USD) vào các SBIs ở Indonesia, tăng đáng kể so với mức 54.900 tỷ Rp cuối tháng 12/2010./.
Nguyễn Anh Ngọc (TTXVN/Vietnam+)