Bộ trưởng Bộ Biển và Nghề cá Indonesia Sharif Cicip Sutardjo vừa lên tiếng cảnh báo hiện tượng biến đổi khí hậu và thiên tai đang khiến nguồn tài nguyên hải sản của Indonesia dần bị thu hẹp.
Phát biểu bên lề một hội nghị quốc gia về thủy sản do Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) tổ chức tại Jakarta, Bộ trưởng Sharif Cicip Sutardjo nhấn mạnh nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm, đã trở thành xương sống của ngành thủy sản Indonesia.
Theo Bộ trưởng Sharif Cicip Sutardjo, Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch để đạt sản lượng 6,08 triệu tấn cá biển, 13,97 triệu tấn thủy sản nuôi trồng và 3,3 triệu tấn cá ướp muối trong năm 2014.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Sharif Cicip Sutardjo nhấn mạnh Indonesia có tiềm năng lớn về thủy sản, cả về nuôi trồng lẫn đánh bắt, song nước này cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào phát triển kỹ năng và công nghệ mới để tận dụng các thế mạnh này.
Năm 2012, Indonesia đã đánh bắt được 5,81 triệu tấn cá biển, tăng từ mức 5,41 triệu tấn năm 2011 và 5,38 triệu tấn năm 2010, và sản lượng thủy sản nuôi trồng trong cùng kỳ cũng tăng từ 6,28 triệu tấn lên 6,98 triệu tấn và 9,45 triệu tấn.
Đáng chú ý, sản lượng tôm chiếm tới 36,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Indonesia, với các thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Âu.
Indonesia được hưởng lợi trong cuộc khủng hoảng nguồn cung tôm toàn cầu, khiến giá mặt hàng này tăng 50% trên thị trường quốc tế./.
Phát biểu bên lề một hội nghị quốc gia về thủy sản do Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) tổ chức tại Jakarta, Bộ trưởng Sharif Cicip Sutardjo nhấn mạnh nuôi trồng thủy sản, nhất là tôm, đã trở thành xương sống của ngành thủy sản Indonesia.
Theo Bộ trưởng Sharif Cicip Sutardjo, Chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch để đạt sản lượng 6,08 triệu tấn cá biển, 13,97 triệu tấn thủy sản nuôi trồng và 3,3 triệu tấn cá ướp muối trong năm 2014.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Sharif Cicip Sutardjo nhấn mạnh Indonesia có tiềm năng lớn về thủy sản, cả về nuôi trồng lẫn đánh bắt, song nước này cần phải đầu tư nhiều hơn nữa vào phát triển kỹ năng và công nghệ mới để tận dụng các thế mạnh này.
Năm 2012, Indonesia đã đánh bắt được 5,81 triệu tấn cá biển, tăng từ mức 5,41 triệu tấn năm 2011 và 5,38 triệu tấn năm 2010, và sản lượng thủy sản nuôi trồng trong cùng kỳ cũng tăng từ 6,28 triệu tấn lên 6,98 triệu tấn và 9,45 triệu tấn.
Đáng chú ý, sản lượng tôm chiếm tới 36,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Indonesia, với các thị trường tiêu thụ chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và các nước châu Âu.
Indonesia được hưởng lợi trong cuộc khủng hoảng nguồn cung tôm toàn cầu, khiến giá mặt hàng này tăng 50% trên thị trường quốc tế./.
Việt Tú (TTXVN)