IMF và WB cảnh báo khó khăn tại Mỹ và châu Âu

IMF và WB cảnh báo những khó khăn kinh tế ngày càng gia tăng tại Mỹ và châu Âu đang đẩy thế giới đến bờ vực nguy hiểm mới.
Ngày 15/8, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde kêugọi các nước không cắt giảm chi tiêu nhằm tránh gây ra một cuộc suy thoái kinhtế toàn cầu mới và tránh ngăn cản đà phục hồi kinh tế, vẫn còn mong manh từ saucuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008.

Trong bài viết đăng trên tờ "Thời báo Tài chính", bà Lagarde nói rõ đốivới các nền kinh tế tiên tiến, sự cần thiết không thể bỏ qua là phải khôi phụctình trạng ổn định về tài chính thông qua các kế hoạch "sốc lại" đáng tin cậy.Bà nhấn mạnh mọi người đều biết cắt giảm chi tiêu quá nhanh sẽ phá hỏng sự phụchồi và làm xấu thêm các dự án về việc làm.

Bà Lagarde đưa ra những lời bình luận trên trong bối cảnh các nước tiêntiến như Mỹ và một số nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu đang phải chịu ngày càngnhiều sức ép, trong đó có sức ép từ IMF, phải giảm bớt gánh nặng nợ công, trongkhi những quan ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại không ngừnggia tăng.

Tại Mỹ, đời sống chính trị trong nước và quyết định mới đây của cơ quanxếp hạng tín dụng Standard & Poor (S&P) hạ mức xếp hạng tín dụng của nền kinh tếlớn nhất thế giới đang đẩy Washington đến trước những kế hoạch cắt giảm chi tiêuquyết liệt, đúng thời điểm kinh tế Mỹ dường như đang chững lại. S&P còn giảmmạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ xuống còn 2% GDP hoặc ít hơn trong nửacuối năm nay, so với mức dự báo 3,5% GDP cách đây một tháng, đồng thời đánh giánguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái là hơn 30%. Chính phủ Pháp cũng đang chuẩnbị các kế hoạch cắt giảm chi tiêu mà nguyên nhân một phần do lo ngại bị S&P hạmức xếp hạng tín dụng.

Trả lời phỏng vấn của Cơ quan Truyền thông quốc gia Australia (ABC), Chủtịch Ngân hàng Thế giới Robert Zoellick tối 14/8 cảnh báo những khó khăn kinh tếngày càng gia tăng tại Mỹ và châu Âu đang đẩy thế giới đến bờ vực nguy hiểm mới.

Ông Zoellick cho rằng nguyên nhân khiến lãnh đạo thế giới mất lòng tin vàotình hình kinh tế là do sự tụt dốc trên thị trường chứng khoán hiện nay và nguycơ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu sẽ nhanh chóng tác động tiêu cực tới kinh tếthế giới. Ông cũng bày tỏ quan ngại về khả năng nhiều nước sẽ tăng cường bảo hộcông nghiệp, tạo ra một thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu.

Theo ông Zoellick, một trong những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn xuhướng tăng cường bảo hộ công nghiệp là mở cửa thị trường. Tuy nhiên, ông thừanhận khái niệm "mở cửa và tự do thương mại" không thể phát huy hiệu quả tại Mỹtrong bối cảnh hiện nay, khi các cuộc thảo luận chính trị về hiệp định thươngmại tự do đang đi vào ngõ cụt.

Trong trường hợp Mỹ buộc phải cải cách hệ thốngthuế hoặc tăng thuế để trả nợ, "chủ nghĩa biệt lập" của Mỹ sẽ đe dọa sự ổn địnhkinh tế của thế giới. Khi đó, kịch bản bảo hộ công nghiệp - nguyên nhân gây racuộc đại suy thoái năm 1930 - có thể lặp lại.

Đối với châu Âu, ông Zoellick nhận xét cơ chế hoạch định chính sách củachâu lục này còn nhiều bất cập, dẫn đến việc các quốc gia khu vực vay nợ màkhông xem xét kỹ nhu cầu thực tế của nền kinh tế. Ông cho rằng về ngắn hạn, khảnăng khôi phục lòng tin của thị trường ở châu Âu phụ thuộc vào các động thái củaNgân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Về dài hạn, Liên minh châu Âu (EU) phải đưara các điều luật cơ bản, không chỉ nhằm giải quyết công nợ và năng lực cạnhtranh, mà còn nhằm đưa ra một chiến lược phát triển hiệu quả.

Nếu các nhà lãnh đạo chính trị châu Âu không tìm cách tháo gỡ vấn đề trênnhiều phương diện, sự suy giảm lòng tin sẽ tiếp tục lan rộng, thậm chí sẽ lansang các nước có đủ khả năng bình ổn kinh tế và trụ vững trước suy thoái nhưItaly và Tây Ban Nha./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục