IMF: Số người di cư và tị nạn toàn cầu tăng gần gấp đôi trong 3 thập kỷ

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nêu rõ gần 40% người di cư và tới 75% người tị nạn hiện đang sinh sống tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Người di cư vượt sông Rio Bravo ở biên giới Mexico-Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Người di cư vượt sông Rio Bravo ở biên giới Mexico-Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 15/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết số lượng người di cư và người tị nạn trên toàn thế giới đã tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua, đạt 304 triệu người vào năm 2024 - tương đương khoảng 3,7% dân số toàn cầu.

Thông tin được trích từ báo cáo “Triển vọng Kinh tế Thế giới” của IMF, công bố trước thềm Hội nghị Mùa xuân thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới tại thủ đô Washington, Mỹ.

Báo cáo nêu rõ gần 40% người di cư và tới 75% người tị nạn hiện đang sinh sống tại các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Trong khi đó, IMF lưu ý rằng các nền kinh tế tiên tiến tiếp tục là nơi tiếp nhận một số nhóm người di cư lớn nhất, chủ yếu đến từ các nền kinh tế thị trường mới nổi và đang phát triển.

Tuy nhiên, tổ chức này cũng chỉ ra rằng kể từ đầu những năm 2000, dòng người di cư và tị nạn giữa các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đã tăng đáng kể và hiện chiếm gần một nửa tổng số lượng người di cư ròng toàn cầu.

Trong giai đoạn 2010-2024, 60% quốc gia ghi nhận mức tăng lớn nhất về số lượng người di cư và tị nạn nằm trong nhóm các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn.

IMF cũng cảnh báo rằng những thay đổi trong chính sách về di cư và tị nạn có thể tạo ra tác động đáng kể, không chỉ đối với dòng người di cư mà còn đối với các nền kinh tế tiếp nhận.

Dù những dòng chảy này hiện chỉ chiếm khoảng 2% dân số ở các nước phát triển, theo IMF, nhưng chúng có thể gây ra chi phí ngắn hạn - đặc biệt trong các trường hợp sự hội nhập thị trường lao động gặp khó khăn hoặc có sự chênh lệch lớn về kỹ năng.

Tuy nhiên, IMF cũng nhấn mạnh rằng trong dài hạn, di cư và tiếp nhận người tị nạn nếu được quản lý hiệu quả có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội cho các quốc gia tiếp nhận./.

(TTXVN/Vietnam+)

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia sức khỏe khuyến nghị chỉ nên ăn từ 20–25 hạt hạnh nhân/ngày và uống đủ nước đi kèm. (Ảnh: iStock)

8 mối nguy tiềm ẩn khi lạm dụng hạnh nhân mỗi ngày

Hạnh nhân nổi tiếng là loại "hạt vàng” cho sức khỏe, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như rối loạn tiêu hóa, tăng cân, ngộ độc vitamin E và các vấn đề sức khỏe khác.