Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) vừa điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Nga năm 2011 lên 4,5%.
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga trong những năm gần đây thì sức tăng này sẽ chậm hơn Trung Quốc và Ấn Độ hai lần.
Trung Quốc dự đoán tăng trưởng kinh tế nước này ở mức 9,5% năm 2011 và 9,6% năm 2012, trong khi Ấn Độ đạt tương ứng là 8,4 và 8%.
Đặc biệt, IMF vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Nga năm 2012 là 4,4%.
Nền kinh tế của các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sẽ tăng trưởng 4,7% năm 2011 và 4,6% năm 2012.
Theo các chuyên gia của IMF, nếu không tính Nga, thì GDP của các nước SNG năm 2011 và 2012 sẽ tăng với nhịp độ 5,1% và 5,2%. Các con số này đã được điều chỉnh giảm đi 0,1%.
Theo IMF, nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tăng với nhịp độ ở mức 6,5%, chậm hơn một chút so với năm 2010 (7%).
IMF nâng mức dự đoán giá dầu mỏ trung bình trong năm 2011 lên 90 USD/thùng, so với mức 79 USD/thùng đưa ra hồi tháng 10/2010.
Dự báo, thiệt hại do thời tiết xấu gây ra đối với mùa màng có thể lớn hơn thời kỳ cuối năm 2010.
Do đó, IMF cho rằng trong năm 2011, giá các nguyên liệu không phải là năng lượng sẽ tăng lên 11%. Bình luận về những số liệu của IMF, các chuyên gia đồng ý rằng nền kinh tế Nga rất dễ bị tổn thương.
Ông Anton Safonov, chuyên gia của Công ty phân tích độc lập “Investkafe”, nhận định: đánh giá của IMF rất lạc quan, còn vấn đề nâng mức dự báo dường như còn tương đối khiêm tốn.
Theo ông, một trong những vấn đề chủ yếu gây lo ngại, đó là thâm hụt ngân sách liên bang. Trong thời gian tới, vấn đề này chỉ có thể giải quyết được nhờ giá dầu mỏ tăng cao và tăng thuế.
Ngoài ra, Nga chưa giải quyết được vấn đề lạm phát cao. Ông Safonov cho rằng, lạm phát sẽ giảm dần, chủ yếu là do tác động của Ngân hàng trung ương.
Theo những dự báo chính thức, lạm phát của Nga sẽ ở mức 6-7% năm 2011 và 5-6% năm 2012, nhưng ông Safonov cho rằng con số này sẽ ở mức 7,5-8% năm 2011.
Cũng theo ông Safonov, sang năm 2012, tình hình sẽ khó khăn hơn, và kinh tế Nga sẽ khó có thể tăng trưởng cao hơn mức 4-4,2%. Vì thế, Ngân hàng thế giới (WB) và IMF cũng như các nhà lãnh đạo có thể sẽ phải thay đổi những đánh giá của mình.
Nga không thể theo kịp nhịp độ tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ - "những đầu tầu" của kinh tế thế giới trong thời gian tới.
Ông Andrey Cherniavski, chuyên gia tư vấn của Công ty 2K Aydit-tư vấn nghiệp vụ/Morison International nhận định: có thể việc nâng dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga liên quan tới việc giá dầu tăng lên.
Cho tới nay, những rủi ro đối với kinh tế Nga chủ yếu là do phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài, còn những nguồn nội lực bảo đảm cho tăng trưởng rất ít. Mặc dù năm 2010 kinh tế Nga khá ổn định, niềm tin của giới doanh nhân được cải thiện, nhưng nền kinh tế này vẫn rất dễ bị tổn thương.
Theo ông, Nga cần có một chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách thuế sáng suốt, khuyến khích các nhà đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm. Chỉ trong những điều kiện như vậy Nga mới có thể đạt được nhịp độ tăng trưởng mạnh./.
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga trong những năm gần đây thì sức tăng này sẽ chậm hơn Trung Quốc và Ấn Độ hai lần.
Trung Quốc dự đoán tăng trưởng kinh tế nước này ở mức 9,5% năm 2011 và 9,6% năm 2012, trong khi Ấn Độ đạt tương ứng là 8,4 và 8%.
Đặc biệt, IMF vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Nga năm 2012 là 4,4%.
Nền kinh tế của các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sẽ tăng trưởng 4,7% năm 2011 và 4,6% năm 2012.
Theo các chuyên gia của IMF, nếu không tính Nga, thì GDP của các nước SNG năm 2011 và 2012 sẽ tăng với nhịp độ 5,1% và 5,2%. Các con số này đã được điều chỉnh giảm đi 0,1%.
Theo IMF, nền kinh tế của các nước đang phát triển sẽ tăng với nhịp độ ở mức 6,5%, chậm hơn một chút so với năm 2010 (7%).
IMF nâng mức dự đoán giá dầu mỏ trung bình trong năm 2011 lên 90 USD/thùng, so với mức 79 USD/thùng đưa ra hồi tháng 10/2010.
Dự báo, thiệt hại do thời tiết xấu gây ra đối với mùa màng có thể lớn hơn thời kỳ cuối năm 2010.
Do đó, IMF cho rằng trong năm 2011, giá các nguyên liệu không phải là năng lượng sẽ tăng lên 11%. Bình luận về những số liệu của IMF, các chuyên gia đồng ý rằng nền kinh tế Nga rất dễ bị tổn thương.
Ông Anton Safonov, chuyên gia của Công ty phân tích độc lập “Investkafe”, nhận định: đánh giá của IMF rất lạc quan, còn vấn đề nâng mức dự báo dường như còn tương đối khiêm tốn.
Theo ông, một trong những vấn đề chủ yếu gây lo ngại, đó là thâm hụt ngân sách liên bang. Trong thời gian tới, vấn đề này chỉ có thể giải quyết được nhờ giá dầu mỏ tăng cao và tăng thuế.
Ngoài ra, Nga chưa giải quyết được vấn đề lạm phát cao. Ông Safonov cho rằng, lạm phát sẽ giảm dần, chủ yếu là do tác động của Ngân hàng trung ương.
Theo những dự báo chính thức, lạm phát của Nga sẽ ở mức 6-7% năm 2011 và 5-6% năm 2012, nhưng ông Safonov cho rằng con số này sẽ ở mức 7,5-8% năm 2011.
Cũng theo ông Safonov, sang năm 2012, tình hình sẽ khó khăn hơn, và kinh tế Nga sẽ khó có thể tăng trưởng cao hơn mức 4-4,2%. Vì thế, Ngân hàng thế giới (WB) và IMF cũng như các nhà lãnh đạo có thể sẽ phải thay đổi những đánh giá của mình.
Nga không thể theo kịp nhịp độ tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ - "những đầu tầu" của kinh tế thế giới trong thời gian tới.
Ông Andrey Cherniavski, chuyên gia tư vấn của Công ty 2K Aydit-tư vấn nghiệp vụ/Morison International nhận định: có thể việc nâng dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga liên quan tới việc giá dầu tăng lên.
Cho tới nay, những rủi ro đối với kinh tế Nga chủ yếu là do phụ thuộc nhiều vào những yếu tố bên ngoài, còn những nguồn nội lực bảo đảm cho tăng trưởng rất ít. Mặc dù năm 2010 kinh tế Nga khá ổn định, niềm tin của giới doanh nhân được cải thiện, nhưng nền kinh tế này vẫn rất dễ bị tổn thương.
Theo ông, Nga cần có một chính sách kinh tế vĩ mô và chính sách thuế sáng suốt, khuyến khích các nhà đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm. Chỉ trong những điều kiện như vậy Nga mới có thể đạt được nhịp độ tăng trưởng mạnh./.
Cường Dũng (TTXVN/Vietnam+)