Ngày 28/11, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng các hệ thống tài chính khi sử dụng các kịch bản để đánh giá rủi ro khí hậu cần phải tính đến các yếu tố bất ổn hiện hữu như khó khăn về kinh tế ngày càng tăng, tác động của đại dịch COVID-19 đối với quá trình chuyển đổi xanh và xung đột tại Ukraine.
Theo IMF, thời gian qua nhiều chính phủ đã ưu tiên phục hồi sau đại dịch COVID-19 hơn các mục tiêu giảm phát thải carbon.
Cuộc xung đột ở Ukraine gây ra tình trạng “khóa carbon” trên diện rộng khi các quốc gia vội vàng tìm cách đảm bảo các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Chi phí vay cao hơn và nguồn cung các loại khoáng sản quan trọng có khả năng gặp khó khăn gây rủi ro cho việc sử dụng công nghệ tái tạo trong tương lai, trong khi mức nợ công tăng đột biến có thể khiến các dự án phát thải carbon thấp bị thu hẹp quy mô.
GDP toàn cầu giảm hàng nghìn tỷ USD vì biến đổi khí hậu
Nhà nghiên cứu James Rising từ Đại học Delaware, cho rằng thế giới mất đi hàng nghìn tỷ USD vì biến đổi khí hậu, trong đó các nước nghèo chịu phần thiệt nhiều nhất.
IMF lưu ý rằng mặc dù các kịch bản khí hậu đã tính đến khả năng xảy ra một quá trình chuyển đổi không theo trật tự, nhưng những tác động ngắn và dài hạn của tình trạng hiện tại vẫn chưa được kết hợp tính toán một cách đầy đủ.
IMF đề xuất các kịch bản hiện tại cần cập nhật những thách thức ngày càng tăng đối với quá trình chuyển đổi carbon thấp, kết hợp tối ưu hóa kỹ thuật nhằm đảm bảo mô hình hóa đầy đủ tác động đồng thời của những cú sốc đối với biến đổi khí hậu.
Những mô hình này cũng cần cố gắng nắm bắt khả năng xảy ra các "vòng luẩn quẩn" - chẳng hạn như tổn thương về khí hậu bắt đầu làm chệch những nỗ lực sử dụng ít năng lượng hơn, và tính đến các tác động ngày càng gia tăng từ "điểm tới hạn" của khí hậu./.