Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã khuyến cáo Brazil tăng cường năng lực sản xuất trong nước và cân bằng hơn nữa giữa khu vực đầu tư và tiêu dùng nhằm thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế.
Trong báo cáo công bố ngày 20/7, IMF nhận định Brazil cần nỗ lực hơn nữa để đạt được sự tái cân bằng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhằm đẩy mạnh tiết kiệm và xúc tiến các cơ hội đầu tư. Theo tổ chức đa phương này, điều này sẽ giúp Brazil giảm tỷ lệ lãi suất và tỷ giá hối đoái, đồng thời hỗ trợ cho sự tăng trưởng và ổn định về lâu dài.
Báo cáo của IMF cũng nhận định năm 2011, những cuộc khủng hoảng toàn cầu cũng đã tác động tiêu cực đến chỉ số niềm tin và thương mại, dẫn đến sự sụt giảm mạnh các hoạt động kinh tế Brazil trong nửa cuối năm ngoái, và nguy cơ những cú sốc kinh tế này xảy ra vẫn còn cao.
Mặc dù điều này sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với việc hoạch định chính sách trong nước, song IMF nhận định đây là yếu tố cho phép chính phủ Brazil xem xét lại các chính sách hiện tại, đồng thời sẵn sàng đưa ra những hành động tiếp theo nhằm giảm thiểu các nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Bản báo cáo cũng nhận định giá đồng nội tệ Real của Brazil vẫn được đánh giá là một trong những đồng tiền mạnh bất chấp trong thời gian gần đây sụt giá so với đồng USD. Ngoài ra, các ngân hàng Brazil đã tăng sức đề kháng với các cú sốc kinh tế cùng với hệ thống tài chính đang được giám sát tốt.
IMF cũng hoan nghênh những bước tiến gần đây của Chính phủ Brazil nhằm tăng cường tiết kiệm và củng cố tính cạnh tranh, bao gồm những cải cách lương hưu và thuế, song khuyến cáo cần đẩy mạnh năng lực sản xuất và thu hút đầu tư.
Những nhận định của IMF được đưa ra sau khi Chính phủ Brazil cùng ngày tuyên bố hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2012 từ 4,5% xuống còn 3% do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Bộ Kế hoạch Brazil nhận định những quyết định gần đây của các nhà lãnh đạo châu Âu tuy đã phần nào giảm thiểu nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng về ngắn hạn, song đã ảnh hưởng tới đà tăng trưởng kinh tế và hoạt động thương mại.
Mặc dù được chuẩn bị tốt so với các cường quốc khác, song Brazil vẫn bị tác động của tình hình kinh tế ảm đạm của thế giới. Cụ thể, trong quý I/2012, GDP của cường quốc Mỹ Latinh này chỉ tăng 0,2% so với quý trước đó, và chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong những tháng vừa qua, mặc dù chính phủ Brazil đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm kích thích và thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế, bao gồm việc hạ thuế suất và hạ tỷ lệ lãi suất về mức trần là 8%, mức thấp nhất trong lịch sử, nhằm đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, song đà phục hồi kinh tế của quốc gia này vẫn ơ mức khiêm tốn. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2012, chính phủ nước này dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện khi các gói kích thích kinh tế phát huy hiệu quả.
Trước đó, IMF và Ngân hàng Trung ương Brazil cũng đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2012 từ 3,1% xuống còn 2,5%. Trong khi đó, các nhà phân tích thị trường Brazil dự báo tốc độ tăng trưởng 2,05 %. Năm 2011, tăng trưởng kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này chỉ đạt 2,7%, giảm mạnh so với mức tăng 7,5 % trong năm 2010./.
Trong báo cáo công bố ngày 20/7, IMF nhận định Brazil cần nỗ lực hơn nữa để đạt được sự tái cân bằng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhằm đẩy mạnh tiết kiệm và xúc tiến các cơ hội đầu tư. Theo tổ chức đa phương này, điều này sẽ giúp Brazil giảm tỷ lệ lãi suất và tỷ giá hối đoái, đồng thời hỗ trợ cho sự tăng trưởng và ổn định về lâu dài.
Báo cáo của IMF cũng nhận định năm 2011, những cuộc khủng hoảng toàn cầu cũng đã tác động tiêu cực đến chỉ số niềm tin và thương mại, dẫn đến sự sụt giảm mạnh các hoạt động kinh tế Brazil trong nửa cuối năm ngoái, và nguy cơ những cú sốc kinh tế này xảy ra vẫn còn cao.
Mặc dù điều này sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với việc hoạch định chính sách trong nước, song IMF nhận định đây là yếu tố cho phép chính phủ Brazil xem xét lại các chính sách hiện tại, đồng thời sẵn sàng đưa ra những hành động tiếp theo nhằm giảm thiểu các nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Bản báo cáo cũng nhận định giá đồng nội tệ Real của Brazil vẫn được đánh giá là một trong những đồng tiền mạnh bất chấp trong thời gian gần đây sụt giá so với đồng USD. Ngoài ra, các ngân hàng Brazil đã tăng sức đề kháng với các cú sốc kinh tế cùng với hệ thống tài chính đang được giám sát tốt.
IMF cũng hoan nghênh những bước tiến gần đây của Chính phủ Brazil nhằm tăng cường tiết kiệm và củng cố tính cạnh tranh, bao gồm những cải cách lương hưu và thuế, song khuyến cáo cần đẩy mạnh năng lực sản xuất và thu hút đầu tư.
Những nhận định của IMF được đưa ra sau khi Chính phủ Brazil cùng ngày tuyên bố hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2012 từ 4,5% xuống còn 3% do những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Bộ Kế hoạch Brazil nhận định những quyết định gần đây của các nhà lãnh đạo châu Âu tuy đã phần nào giảm thiểu nguy cơ dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng về ngắn hạn, song đã ảnh hưởng tới đà tăng trưởng kinh tế và hoạt động thương mại.
Mặc dù được chuẩn bị tốt so với các cường quốc khác, song Brazil vẫn bị tác động của tình hình kinh tế ảm đạm của thế giới. Cụ thể, trong quý I/2012, GDP của cường quốc Mỹ Latinh này chỉ tăng 0,2% so với quý trước đó, và chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2011.
Trong những tháng vừa qua, mặc dù chính phủ Brazil đã thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm kích thích và thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế, bao gồm việc hạ thuế suất và hạ tỷ lệ lãi suất về mức trần là 8%, mức thấp nhất trong lịch sử, nhằm đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, song đà phục hồi kinh tế của quốc gia này vẫn ơ mức khiêm tốn. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm 2012, chính phủ nước này dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện khi các gói kích thích kinh tế phát huy hiệu quả.
Trước đó, IMF và Ngân hàng Trung ương Brazil cũng đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm 2012 từ 3,1% xuống còn 2,5%. Trong khi đó, các nhà phân tích thị trường Brazil dự báo tốc độ tăng trưởng 2,05 %. Năm 2011, tăng trưởng kinh tế của quốc gia Nam Mỹ này chỉ đạt 2,7%, giảm mạnh so với mức tăng 7,5 % trong năm 2010./.
(TTXVN)