Trong báo cáo thường niên vừa được công bố, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhấn mạnh chìa khóa để kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tăng trưởng là khôi phục lòng tin vào hệ thống tài chính.
Tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực này hiện vẫn chậm chạp và rất mong manh với tốc độ tăng trưởng ước chỉ đạt 1% năm 2010 và 1,25% năm 2011.
Báo cáo của IMF cho rằng, tình trạng rối loạn trong hệ thống tài chính đã phủ bóng đen lên triển vọng phục hồi kinh tế của châu Âu thời kỳ hậu khủng hoảng. Những biện pháp mạnh của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thiết lập Cơ chế ổn định châu Âu đã giúp các thị trường tài chính bình ổn phần nào.
Đợt sát hạch khả năng vượt qua khủng hoảng của các ngân hàng EU là một biện pháp mạnh để khôi phục lòng tin vào hệ thống tài chính châu Âu. Và kết quả là 7 trong số 91 ngân hàng này đã không vượt qua được thử thách với số vốn thiếu hụt lên tới 4,5 tỷ USD.
Giải quyết được tình trạng căng thẳng trong hệ thống tài chính ngân hàng cũng là chìa khóa để khối doanh nghiệp và các thể chế kinh tế khác của EU được hưởng lợi từ chính sách lãi suất thấp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Báo cáo của IMF nhấn mạnh, nhân tố cốt lõi của khủng hoảng lòng tin vào hệ thống tài chính của EU là những lo ngại về thâm hụt ngân sách lớn và nợ công cao. Vì vậy, để giải tỏa những lo ngại này, vị thế tài chính của Eurozone phải được cải thiện trong năm 2010 và được củng cố trong năm 2011. Sự bền vững tài chính trong thời gian trung hạn cần được thiết lập ở tất cả các nước thành viên trong khu vực.
IMF cho rằng để đạt được mục tiêu này, các nước Eurozone cần siết chặt kỷ luật tài chính, tăng cường cải cách cơ cấu, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ cải tổ các quy chế quản lý rủi ro cũng như đề ra các quy chế tài chính thích hợp theo từng năm để ổn định hệ thống tài chính khu vực.
Trong một tuyên bố mới đây, Chủ tịch ECB, ông Jean-Claude Trichet đã lên tiếng cảnh báo các nước công nghiệp hàng đầu thế giới cần ngay lập tức cắt giảm chi tiêu và đưa ra chính sách thuế phù hợp, để bánh xe phục hồi không bị trệch đường ray./.
Tiến trình phục hồi kinh tế của khu vực này hiện vẫn chậm chạp và rất mong manh với tốc độ tăng trưởng ước chỉ đạt 1% năm 2010 và 1,25% năm 2011.
Báo cáo của IMF cho rằng, tình trạng rối loạn trong hệ thống tài chính đã phủ bóng đen lên triển vọng phục hồi kinh tế của châu Âu thời kỳ hậu khủng hoảng. Những biện pháp mạnh của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thiết lập Cơ chế ổn định châu Âu đã giúp các thị trường tài chính bình ổn phần nào.
Đợt sát hạch khả năng vượt qua khủng hoảng của các ngân hàng EU là một biện pháp mạnh để khôi phục lòng tin vào hệ thống tài chính châu Âu. Và kết quả là 7 trong số 91 ngân hàng này đã không vượt qua được thử thách với số vốn thiếu hụt lên tới 4,5 tỷ USD.
Giải quyết được tình trạng căng thẳng trong hệ thống tài chính ngân hàng cũng là chìa khóa để khối doanh nghiệp và các thể chế kinh tế khác của EU được hưởng lợi từ chính sách lãi suất thấp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Báo cáo của IMF nhấn mạnh, nhân tố cốt lõi của khủng hoảng lòng tin vào hệ thống tài chính của EU là những lo ngại về thâm hụt ngân sách lớn và nợ công cao. Vì vậy, để giải tỏa những lo ngại này, vị thế tài chính của Eurozone phải được cải thiện trong năm 2010 và được củng cố trong năm 2011. Sự bền vững tài chính trong thời gian trung hạn cần được thiết lập ở tất cả các nước thành viên trong khu vực.
IMF cho rằng để đạt được mục tiêu này, các nước Eurozone cần siết chặt kỷ luật tài chính, tăng cường cải cách cơ cấu, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ cải tổ các quy chế quản lý rủi ro cũng như đề ra các quy chế tài chính thích hợp theo từng năm để ổn định hệ thống tài chính khu vực.
Trong một tuyên bố mới đây, Chủ tịch ECB, ông Jean-Claude Trichet đã lên tiếng cảnh báo các nước công nghiệp hàng đầu thế giới cần ngay lập tức cắt giảm chi tiêu và đưa ra chính sách thuế phù hợp, để bánh xe phục hồi không bị trệch đường ray./.
Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)