Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 17/1 cảnh báo bất chấp những nỗ lực mà các nước phát triển đã thực hiện nhằm giải quyết những thách thức kinh tế, thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm phía trước để có thể thúc đẩy đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại trụ sở IMF ở thủ đô Washington của Mỹ về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2013, Tổng Giám đốc Lagarde nhận định mặc dù nền kinh tế thế giới đã có nhiều tín hiệu phục hồi, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thị trường việc làm vẫn chưa được cải thiện mạnh mẽ khi mà hiện vẫn còn hơn 200 triệu người trên thế giới mất việc làm.
Bà hối thúc các nước, đặc biệt các nền kinh tế phát triển, cần thực hiện những cải cách toàn diện hơn nữa nhằm thúc đẩy tăng trưởng cũng như ngăn ngừa tái diễn khủng hoảng.
Cũng theo Tổng Giám đốc IMF, mặc dù mối đe dọa nền kinh tế toàn cầu sụp đổ đã được ngăn ngặn, song các nước phát triển vẫn cần thực hiện những cải cách tài chính hiệu quả cũng như nỗ lực cắt giảm các khoản nợ công.
[Kinh tế thế giới 2012 trải nghiệm nhiều “nốt trầm”]
Đối với Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công khiến tăng trưởng kinh tế thế giới trì trệ, bà Lagarde cho rằng các "bức tưởng lửa" mà Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thiết lập hồi năm ngoái vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, đồng thời nhấn mạnh liên minh ngân hàng tại khu vực cần thể hiện hơn nữa vai trò của mình trong giải quyết những căng thẳng trên thị trường tài chính và đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ công.
Người đứng đầu IMF cũng cho rằng ECB cần nới lỏng các chính sách tiền tệ phù hợp với nhu cầu bền vững cũng như nỗ lực cắt giảm các chi phí vay mượn nhằm hỗ trợ các nước thành viên đối phó hiệu quả với những thách thức tài chính còn tồn tại.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, người đứng đầu IMF khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách cần nỗ lực duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, đồng thời cần hoàn tất các cải cách hệ thống quy định tài chính.
Bày tỏ quan ngại về cuộc chiến tăng trần nợ công đang căng thẳng tại Mỹ, Tổng Giám đốc IMF Lagarde cho rằng vấn đề này sẽ trở thành một "thảm họa" tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không hành động kịp thời nhằm giúp nước Mỹ tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ. Bà đồng thời kêu gọi các bên liên quan cần gạt bỏ những bất đồng và đưa ra một biện pháp hợp lý vì lợi ích của nền kinh tế Mỹ nói riêng và lợi ích của nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Trước đó, trong báo cáo công bố ngày 15/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay xuống còn 2,4%, giảm 0,6% so với dự báo hồi tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên, theo thể chế tài chính này, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đà phục hồi và đạt mức tăng trưởng 3,1% trong năm 2014.
Liên quan đến tình hình kinh tế Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nhật báo Phố Wall cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng người dân và một số chuyên gia kinh tế đã quá bi quan khi đánh giá về triển vọng kinh tế nước này.
Theo ông, mặc dù nghị trường Mỹ còn nhiều tranh cãi về vấn đề tăng mức trần nợ công khi thời hạn chót (tháng 2/2013) đang đến gần, nền kinh tế đầu tàu thế giới đang tiếp tục phục hồi dù chưa thực sự mạnh mẽ và đồng đều. Đa số các chuyên gia tài chính dự báo nền kinh tế Mỹ trong năm 2013 sẽ tăng trưởng chậm lại.
Dự kiến, ngày 30/1 tới, chính phủ sẽ công bố các số liệu chính thức về tăng trưởng trong quý IV/2012 và cả năm 2012. Các dự báo cho rằng Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ đạt mức tăng 2% trong năm 2012 so với mức 1,8% trong năm 2011./.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại trụ sở IMF ở thủ đô Washington của Mỹ về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2013, Tổng Giám đốc Lagarde nhận định mặc dù nền kinh tế thế giới đã có nhiều tín hiệu phục hồi, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thị trường việc làm vẫn chưa được cải thiện mạnh mẽ khi mà hiện vẫn còn hơn 200 triệu người trên thế giới mất việc làm.
Bà hối thúc các nước, đặc biệt các nền kinh tế phát triển, cần thực hiện những cải cách toàn diện hơn nữa nhằm thúc đẩy tăng trưởng cũng như ngăn ngừa tái diễn khủng hoảng.
Cũng theo Tổng Giám đốc IMF, mặc dù mối đe dọa nền kinh tế toàn cầu sụp đổ đã được ngăn ngặn, song các nước phát triển vẫn cần thực hiện những cải cách tài chính hiệu quả cũng như nỗ lực cắt giảm các khoản nợ công.
[Kinh tế thế giới 2012 trải nghiệm nhiều “nốt trầm”]
Đối với Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), trung tâm của cuộc khủng hoảng nợ công khiến tăng trưởng kinh tế thế giới trì trệ, bà Lagarde cho rằng các "bức tưởng lửa" mà Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thiết lập hồi năm ngoái vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, đồng thời nhấn mạnh liên minh ngân hàng tại khu vực cần thể hiện hơn nữa vai trò của mình trong giải quyết những căng thẳng trên thị trường tài chính và đẩy lùi cuộc khủng hoảng nợ công.
Người đứng đầu IMF cũng cho rằng ECB cần nới lỏng các chính sách tiền tệ phù hợp với nhu cầu bền vững cũng như nỗ lực cắt giảm các chi phí vay mượn nhằm hỗ trợ các nước thành viên đối phó hiệu quả với những thách thức tài chính còn tồn tại.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, người đứng đầu IMF khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách cần nỗ lực duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính, đồng thời cần hoàn tất các cải cách hệ thống quy định tài chính.
Bày tỏ quan ngại về cuộc chiến tăng trần nợ công đang căng thẳng tại Mỹ, Tổng Giám đốc IMF Lagarde cho rằng vấn đề này sẽ trở thành một "thảm họa" tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu nếu các nhà hoạch định chính sách Mỹ không hành động kịp thời nhằm giúp nước Mỹ tránh rơi vào tình trạng vỡ nợ. Bà đồng thời kêu gọi các bên liên quan cần gạt bỏ những bất đồng và đưa ra một biện pháp hợp lý vì lợi ích của nền kinh tế Mỹ nói riêng và lợi ích của nền kinh tế toàn cầu nói chung.
Trước đó, trong báo cáo công bố ngày 15/1, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay xuống còn 2,4%, giảm 0,6% so với dự báo hồi tháng 6 năm ngoái. Tuy nhiên, theo thể chế tài chính này, nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục đà phục hồi và đạt mức tăng trưởng 3,1% trong năm 2014.
Liên quan đến tình hình kinh tế Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Nhật báo Phố Wall cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho rằng người dân và một số chuyên gia kinh tế đã quá bi quan khi đánh giá về triển vọng kinh tế nước này.
Theo ông, mặc dù nghị trường Mỹ còn nhiều tranh cãi về vấn đề tăng mức trần nợ công khi thời hạn chót (tháng 2/2013) đang đến gần, nền kinh tế đầu tàu thế giới đang tiếp tục phục hồi dù chưa thực sự mạnh mẽ và đồng đều. Đa số các chuyên gia tài chính dự báo nền kinh tế Mỹ trong năm 2013 sẽ tăng trưởng chậm lại.
Dự kiến, ngày 30/1 tới, chính phủ sẽ công bố các số liệu chính thức về tăng trưởng trong quý IV/2012 và cả năm 2012. Các dự báo cho rằng Tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ đạt mức tăng 2% trong năm 2012 so với mức 1,8% trong năm 2011./.
(TTXVN)