Trong báo cáo "Ổn định tài chính toàn cầu" công bố ngày 10/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hối thúc các nhà hoạch định chính sách khẩn trương tăng cường hợp tác về tài chính và tài khóa trong Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone), nhằm khôi phục niềm tin còn mong manh đối với hệ thống tài chính toàn cầu.
Trong báo cáo trên, IMF nhận định những rủi ro đối với hệ thống tài chính toàn cầu đã tăng lên kể từ khi quỹ công bố báo cáo lần trước vào tháng Tư, trong đó khủng hoảng nợ ở Eurozone là mối đe dọa lớn nhất. Dù các nhà hoạch định chính sách ở Eurozone đã có những quyết định quan trọng, song nhiệm vụ ngăn chặn khủng hoảng vẫn chưa hoàn thành.
IMF dự báo sự tiến triển chậm chạp ở Eurozone có nghĩa các ngân hàng châu Âu có thể tổn thất 2.800 tỷ euro tài sản trong 2 năm (tính từ quý III/2011 đến cuối năm 2013). Nếu các nhà hoạch định chính sách châu Âu không thực hiện cam kết về thiết lập một cơ quan giám sát ngân hàng và các nước ngoại vi không triển khai các chương trình điều chỉnh, con số thậm chí có thể lớn hơn, với 4.500 tỷ euro tài sản bị mất và kèm theo là những ảnh hưởng đối với thị trường việc làm và đầu tư.
Những vấn đề của Eurozone cũng có thể lan tới các thị trường mới nổi, nơi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Trong khi đó, các nước ở Trung và Đông Âu trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất trước các cú sốc tài chính, do gắn nhiều với Eurozone và các món nợ nước ngoài.
Còn với Mỹ và Nhật Bản, dù được hưởng lợi khi các nhà đầu tư tìm tới nhằm tránh những rủi ro ở Eurozone, song sẽ cần nỗ lực hơn nữa để giảm gánh nặng tài chính trong trung hạn. Mỹ đang đối mặt với cái gọi là “vách đá tài chính”, tức việc cắt giảm mạnh chi tiêu của chính phủ và tăng thuế vào đầu năm tới. Trong khi đó, Nhật bản đang gánh số nợ công lớn nhất trong số các nền kinh tế phát triển, ở mức 200% GDP.
Riêng với Nhật Bản, IMF cảnh báo nước này có thể lâm vào khủng hoảng nợ giống như ở Eurozone, do mức nợ công cao kỷ lục và lượng nắm giữ ngày càng lớn của các ngân hàng đối với trái phiếu chính phủ. Cuộc khủng hoảng ở Eurozone đã cho thấy việc ngân hàng nắm giữ trái phiếu chính phủ có thể dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ngân hàng và chính phủ theo cách rất có vấn đề, khiến nguồn vốn của các ngân hàng nhạy cảm hơn trước bất kỳ biến động mạnh nào về lãi suất.
Báo cáo trên được đưa ra sau khi IMF ngày 9/10 nhận định sự suy giảm của kinh tế toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn và hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay và năm tới. IMF cảnh báo các nhà hoạch định chính sách Mỹ và châu Âu rằng sự thất bại trong việc giải quyết các vấn đề của các nền kinh tế này sẽ khiến sự suy giảm kéo dài./.
Trong báo cáo trên, IMF nhận định những rủi ro đối với hệ thống tài chính toàn cầu đã tăng lên kể từ khi quỹ công bố báo cáo lần trước vào tháng Tư, trong đó khủng hoảng nợ ở Eurozone là mối đe dọa lớn nhất. Dù các nhà hoạch định chính sách ở Eurozone đã có những quyết định quan trọng, song nhiệm vụ ngăn chặn khủng hoảng vẫn chưa hoàn thành.
IMF dự báo sự tiến triển chậm chạp ở Eurozone có nghĩa các ngân hàng châu Âu có thể tổn thất 2.800 tỷ euro tài sản trong 2 năm (tính từ quý III/2011 đến cuối năm 2013). Nếu các nhà hoạch định chính sách châu Âu không thực hiện cam kết về thiết lập một cơ quan giám sát ngân hàng và các nước ngoại vi không triển khai các chương trình điều chỉnh, con số thậm chí có thể lớn hơn, với 4.500 tỷ euro tài sản bị mất và kèm theo là những ảnh hưởng đối với thị trường việc làm và đầu tư.
Những vấn đề của Eurozone cũng có thể lan tới các thị trường mới nổi, nơi tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Trong khi đó, các nước ở Trung và Đông Âu trong tình trạng dễ bị tổn thương nhất trước các cú sốc tài chính, do gắn nhiều với Eurozone và các món nợ nước ngoài.
Còn với Mỹ và Nhật Bản, dù được hưởng lợi khi các nhà đầu tư tìm tới nhằm tránh những rủi ro ở Eurozone, song sẽ cần nỗ lực hơn nữa để giảm gánh nặng tài chính trong trung hạn. Mỹ đang đối mặt với cái gọi là “vách đá tài chính”, tức việc cắt giảm mạnh chi tiêu của chính phủ và tăng thuế vào đầu năm tới. Trong khi đó, Nhật bản đang gánh số nợ công lớn nhất trong số các nền kinh tế phát triển, ở mức 200% GDP.
Riêng với Nhật Bản, IMF cảnh báo nước này có thể lâm vào khủng hoảng nợ giống như ở Eurozone, do mức nợ công cao kỷ lục và lượng nắm giữ ngày càng lớn của các ngân hàng đối với trái phiếu chính phủ. Cuộc khủng hoảng ở Eurozone đã cho thấy việc ngân hàng nắm giữ trái phiếu chính phủ có thể dẫn tới sự phụ thuộc lẫn nhau giữa ngân hàng và chính phủ theo cách rất có vấn đề, khiến nguồn vốn của các ngân hàng nhạy cảm hơn trước bất kỳ biến động mạnh nào về lãi suất.
Báo cáo trên được đưa ra sau khi IMF ngày 9/10 nhận định sự suy giảm của kinh tế toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn và hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay và năm tới. IMF cảnh báo các nhà hoạch định chính sách Mỹ và châu Âu rằng sự thất bại trong việc giải quyết các vấn đề của các nền kinh tế này sẽ khiến sự suy giảm kéo dài./.
Minh Sơn (TTXVN)