Trong báo cáo mới công bố, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Italy sẽ giảm 1,8% trong năm nay, thay vì giảm 1,5% như trong dự báo trước đó, và giảm 0,7% trong năm tới, khi triển vọng của nền kinh tế lớn thứ ba Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) vẫn yếu và thất nghiệp quá cao, nhất là đối với thanh niên và phụ nữ.
IMF cũng cảnh báo về những trở ngại đối với nền kinh tế như việc không duy trì được các chính sách, khiến các thị trường trái phiếu mất niềm tin, dẫn đến tín dụng bị thắt chặt hơn.
Bên cạnh đó, suy thoái kéo dài sẽ làm tăng số nợ xấu của các ngân hàng, nhất là nợ của các doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực xây dựng, gây lo ngại về tình hình tài chính quốc gia.
Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ chủ yếu đến từ doanh thu xuất khẩu và sự khởi sắc phần nào trong lĩnh vực đầu tư, nhờ hàng tỷ euro nợ được nhà nước thanh toán theo kế hoạch cho các nhà thầu trong lĩnh vực tư.
IMF khuyến cáo Chính phủ Italy cần đẩy mạnh các cải cách và triển khai kế hoạch tư nhân hóa đã bị trì hoãn, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Thiết chế này nhấn mạnh rằng triển vọng tăng trưởng của Italy sẽ chỉ sáng sủa hơn nếu nước này thực hiện các cải cách toàn diện.
IMF cho rằng kinh tế Italy đang dần ổn định sau hai năm suy thoái, song cải cách cơ cấu là vô cùng cần thiết, trong đó có giảm giá điện, đẩy lùi tham nhũng và kiện toàn lại hệ thống tư pháp.
Trong khi hoan nghênh những nỗ lực to lớn của Italy nhằm khôi phục nền tảng tài chính quốc gia, IMF đánh giá nước này tiến triển chậm trong vấn đề tạo thêm việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Italy trong tháng Năm vừa qua là 12,2% và riêng trong giới trẻ là 38,5%, trong khi mức trung bình ở châu Âu là 23,1%.
Phó Giám đốc của IMF phụ trách châu Âu, Kenneth Kan, cho rằng việc nâng số việc làm cho thanh niên và phụ nữ lên gần hơn với mức chung ở châu Âu sẽ giúp GDP của Italy tăng tới 2,5 điểm.
Theo ông Kan, các cách thức để tạo thêm việc làm là linh hoạt hơn trong việc ký hợp đồng lao động, khuyến khích các công ty tuyển lao động, đồng thời nỗ lực tăng năng suất và khả năng cạnh tranh, cũng như giảm thuế liên quan đến việc sử dụng lao động và vốn.
Báo cáo của IMF được công bố vào lúc số liệu mới cho thấy thâm hụt ngân sách của Italy lần đầu tiên tăng lên tương đương 7,3% GDP trong quý 1/2013, cao nhất kể từ quý 1/2010, khi mức thâm hụt là 7,6% GDP./.
IMF cũng cảnh báo về những trở ngại đối với nền kinh tế như việc không duy trì được các chính sách, khiến các thị trường trái phiếu mất niềm tin, dẫn đến tín dụng bị thắt chặt hơn.
Bên cạnh đó, suy thoái kéo dài sẽ làm tăng số nợ xấu của các ngân hàng, nhất là nợ của các doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực xây dựng, gây lo ngại về tình hình tài chính quốc gia.
Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ chủ yếu đến từ doanh thu xuất khẩu và sự khởi sắc phần nào trong lĩnh vực đầu tư, nhờ hàng tỷ euro nợ được nhà nước thanh toán theo kế hoạch cho các nhà thầu trong lĩnh vực tư.
IMF khuyến cáo Chính phủ Italy cần đẩy mạnh các cải cách và triển khai kế hoạch tư nhân hóa đã bị trì hoãn, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Thiết chế này nhấn mạnh rằng triển vọng tăng trưởng của Italy sẽ chỉ sáng sủa hơn nếu nước này thực hiện các cải cách toàn diện.
IMF cho rằng kinh tế Italy đang dần ổn định sau hai năm suy thoái, song cải cách cơ cấu là vô cùng cần thiết, trong đó có giảm giá điện, đẩy lùi tham nhũng và kiện toàn lại hệ thống tư pháp.
Trong khi hoan nghênh những nỗ lực to lớn của Italy nhằm khôi phục nền tảng tài chính quốc gia, IMF đánh giá nước này tiến triển chậm trong vấn đề tạo thêm việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Italy trong tháng Năm vừa qua là 12,2% và riêng trong giới trẻ là 38,5%, trong khi mức trung bình ở châu Âu là 23,1%.
Phó Giám đốc của IMF phụ trách châu Âu, Kenneth Kan, cho rằng việc nâng số việc làm cho thanh niên và phụ nữ lên gần hơn với mức chung ở châu Âu sẽ giúp GDP của Italy tăng tới 2,5 điểm.
Theo ông Kan, các cách thức để tạo thêm việc làm là linh hoạt hơn trong việc ký hợp đồng lao động, khuyến khích các công ty tuyển lao động, đồng thời nỗ lực tăng năng suất và khả năng cạnh tranh, cũng như giảm thuế liên quan đến việc sử dụng lao động và vốn.
Báo cáo của IMF được công bố vào lúc số liệu mới cho thấy thâm hụt ngân sách của Italy lần đầu tiên tăng lên tương đương 7,3% GDP trong quý 1/2013, cao nhất kể từ quý 1/2010, khi mức thâm hụt là 7,6% GDP./.
Lê Minh (TTXVN)