Phát biểu tại một hội nghị ở London (Anh), Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) David Lipton cảnh báo các nhà hoạch định chính sách cần giảm bớt các biện pháp thắt lưng buộc bụng hướng tới cắt giảm nợ nếu chúng tác động tới sự tăng trưởng kinh tế.
Theo ông Lipton, bất chấp những tiến bộ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009, thực tế cho thấy rất khó để kết thúc cuộc khủng hoảng này.
Tuy biện pháp kể trên là cần thiết để khôi phục sự ổn định nhưng lại kìm hãm tín dụng và đầu tư công, vì thế tác động đến sự phục hồi kinh tế.
Trong một vài tuần qua, IMF thừa nhận đã đánh giá thấp tác động của các chương trình thắt lưng buộc bụng ở châu Âu, nhất là ở các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) theo chương trình cứu trợ của IMF-Liên minh châu Âu (EU), như Hy Lạp và Bồ Đào Nha và cho thấy một thái độ sẵn sàng giúp đỡ hơn.
Ông Lipton cảnh báo những tác động không mong muốn từ cuộc cải cách hệ thống ngân hàng quốc tế có thể hạn chế nguồn cung tín dụng.
Theo ông, điều quan trọng ở đây là đạt được trạng thái cân bằng thỏa đáng giữa sự cần thiết trong việc củng cố hệ thống tài chính thông qua thực thi mạnh mẽ các quy định trong khi giảm bớt tác động bất lợi đến hoạt động kinh tế bằng các chính sách tăng cường hỗ trợ tăng trưởng./.
Theo ông Lipton, bất chấp những tiến bộ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009, thực tế cho thấy rất khó để kết thúc cuộc khủng hoảng này.
Tuy biện pháp kể trên là cần thiết để khôi phục sự ổn định nhưng lại kìm hãm tín dụng và đầu tư công, vì thế tác động đến sự phục hồi kinh tế.
Trong một vài tuần qua, IMF thừa nhận đã đánh giá thấp tác động của các chương trình thắt lưng buộc bụng ở châu Âu, nhất là ở các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) theo chương trình cứu trợ của IMF-Liên minh châu Âu (EU), như Hy Lạp và Bồ Đào Nha và cho thấy một thái độ sẵn sàng giúp đỡ hơn.
Ông Lipton cảnh báo những tác động không mong muốn từ cuộc cải cách hệ thống ngân hàng quốc tế có thể hạn chế nguồn cung tín dụng.
Theo ông, điều quan trọng ở đây là đạt được trạng thái cân bằng thỏa đáng giữa sự cần thiết trong việc củng cố hệ thống tài chính thông qua thực thi mạnh mẽ các quy định trong khi giảm bớt tác động bất lợi đến hoạt động kinh tế bằng các chính sách tăng cường hỗ trợ tăng trưởng./.
Anh Quân (TTXVN)