Tại Hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) diễn ra tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 13/10 đã hối thúc một số thành viên, bao gồm cả Mỹ, hoàn tất các thủ tục trong nước để chấp nhận những biện pháp cải tổ về cơ cấu điều hành theo đó sẽ trao nhiều tiếng nói hơn cho các thành viên mới nổi trong tổ chức này.
IMF cũng cảnh báo sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đang chậm lại và vẫn còn những nguy cơ tiêu cực đối với tăng trưởng.
Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp tại Tokyo, Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (IMFC), cơ quan hoạch định chính sách của IMF, đã chỉ rõ tính cấp bách của việc tăng cường hiệu quả của các biện pháp cải tổ quan trọng, đồng thời kêu gọi các thành viên vẫn chưa hoàn tất các bước cần thiết hãy bắt tay triển khai.
Chính phủ Mỹ - cổ đông lớn nhất của IMF – được cho là sẽ tiến hành các bước triển khai ở nước này sau cuộc bẩu cử tổng thống vào tháng 11/2012.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết Mỹ đã đóng vai trò hàng đầu trong việc ủng hộ mạnh mẽ cho một IMF vững mạnh hơn và Washington sẽ tiếp tục ủng hộ IMF để tổ chức này bắt kịp với hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu đang thay đổi.
Trong khi đó, IMFC kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu từng bước thực hiện các biện pháp mà các bên đã nhất trí nhằm giải quyết các quan ngại của thị trường tài chính liên quan đến các vấn đề ngân hàng và tài chính ở khu vực đồng tiền chung.
Phát biểu tại một phiên họp của Hội nghị này, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Koriki Jojima ngày 13/10 cam kết Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để cắt giảm nợ và không ngừng củng cố nền tài chính của nước này.
Tại phiên họp về xây dựng chính sách tại IMF, Bộ trưởng Jojima cho rằng cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra sự cân bằng cơ bản giữa chính quyền trung ương và địa phương ở Nhật Bản, tiến tới tạo thặng dư ngân sách từ nay đến tài khóa 2012.
Theo ông Jojima, như vậy mới giúp Chính phủ có đủ khả năng tài chính cho các khoản chi tiêu mà không phải phát hành trái phiếu.
Dự luật cải cách thuế tiêu dùng – vừa được thông qua hồi tháng 8/2012 tăng gấp đôi thuế tiêu dùng lên 10% từ nay đến tháng 10/2015 – là một trong những nỗ lực đó song song với các biện pháp thắt lưng buộc bụng khác của nước này.
Cũng tại phiên họp này, IMF thúc giục Nhật Bản cần thông qua một dự luật tại Quốc hội, theo đó cho phép Tokyo phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm bổ sung kịp thời cho ngân sách đang thâm hụt của nước này trong tài khóa 2012./.
IMF cũng cảnh báo sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đang chậm lại và vẫn còn những nguy cơ tiêu cực đối với tăng trưởng.
Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc họp tại Tokyo, Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (IMFC), cơ quan hoạch định chính sách của IMF, đã chỉ rõ tính cấp bách của việc tăng cường hiệu quả của các biện pháp cải tổ quan trọng, đồng thời kêu gọi các thành viên vẫn chưa hoàn tất các bước cần thiết hãy bắt tay triển khai.
Chính phủ Mỹ - cổ đông lớn nhất của IMF – được cho là sẽ tiến hành các bước triển khai ở nước này sau cuộc bẩu cử tổng thống vào tháng 11/2012.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết Mỹ đã đóng vai trò hàng đầu trong việc ủng hộ mạnh mẽ cho một IMF vững mạnh hơn và Washington sẽ tiếp tục ủng hộ IMF để tổ chức này bắt kịp với hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu đang thay đổi.
Trong khi đó, IMFC kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu từng bước thực hiện các biện pháp mà các bên đã nhất trí nhằm giải quyết các quan ngại của thị trường tài chính liên quan đến các vấn đề ngân hàng và tài chính ở khu vực đồng tiền chung.
Phát biểu tại một phiên họp của Hội nghị này, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Koriki Jojima ngày 13/10 cam kết Nhật Bản sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết để cắt giảm nợ và không ngừng củng cố nền tài chính của nước này.
Tại phiên họp về xây dựng chính sách tại IMF, Bộ trưởng Jojima cho rằng cần nỗ lực hơn nữa để tạo ra sự cân bằng cơ bản giữa chính quyền trung ương và địa phương ở Nhật Bản, tiến tới tạo thặng dư ngân sách từ nay đến tài khóa 2012.
Theo ông Jojima, như vậy mới giúp Chính phủ có đủ khả năng tài chính cho các khoản chi tiêu mà không phải phát hành trái phiếu.
Dự luật cải cách thuế tiêu dùng – vừa được thông qua hồi tháng 8/2012 tăng gấp đôi thuế tiêu dùng lên 10% từ nay đến tháng 10/2015 – là một trong những nỗ lực đó song song với các biện pháp thắt lưng buộc bụng khác của nước này.
Cũng tại phiên họp này, IMF thúc giục Nhật Bản cần thông qua một dự luật tại Quốc hội, theo đó cho phép Tokyo phát hành trái phiếu Chính phủ nhằm bổ sung kịp thời cho ngân sách đang thâm hụt của nước này trong tài khóa 2012./.
(TTXVN)