Ngày 13/10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã giảm chỉ số dự báo tăng trưởng kinh tế của châu Á, và cảnh báo khu vực này phải đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và tốc độ phục hồi mong manh của kinh tế Mỹ.
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế châu Á và khu vực Thái Bình Dương 2011-2012" được công bố hai lần/năm, IMF dự báo châu Á sẽ đạt tăng trưởng bình quân 6,3% và 6,7% lần lượt vào năm 2011 và 2012, thấp hơn mức dự báo tương ứng 6,8% và 6,9% mà các chuyên gia thể chế này đưa ra hồi tháng Tư vừa qua.
IMF cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone lan rộng sẽ tác động mạnh mẽ tới kinh tế vĩ mô và lĩnh vực tài chính của châu Á, do các nền kinh tế châu lục này gắn liền với các nền kinh tế phát triển.
IMF nhận định làn sóng bán tháo trên các thị trường tài chính châu Á và các luồng vốn đầu tư đổ vào nền kinh tế Nhật Bản trong hai tháng qua khi tình hình tại châu Âu biến động cho thấy sẽ không có nơi trú ẩn an toàn khi sức ép gia tăng đối với các thị trường phát triển. Kể từ năm 2009, giới đầu tư tại các nước phát triển đã hướng tới các đối tác châu Á.
Tuy nhiên, IMF cho rằng các nhà hoạch định chính sách của châu Á đang phải đối mặt với tình trạng "mong manh," khi vừa phải nỗ lực giảm các rủi ro ảnh hưởng đến tăng trưởng vừa phải hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chính sách tài chính nới lỏng kéo dài trong vấn đề lạm phát.
Thể chế tài chính đa phương này chỉ ra rằng áp lực lạm phát đã gia tăng tại một số nền kinh tế ở châu Á do chính sách bơm tiền, song cho rằng lạm phát sẽ giảm do giá cả các mặt hàng chiến lược như lương thực và năng lượng đang dần được điều chỉnh phù hợp.
Theo IMF, kinh tế châu Á đã tăng trưởng chậm lại từ quý II/2011 chủ yếu là do nhu cầu nội địa của mỗi nước giảm. Tuy nhiên, thể chế này dự báo nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ phục hồi và các nền kinh tế cần tiếp tục thực thi các biện pháp cần thiết./.
Trong báo cáo "Triển vọng kinh tế châu Á và khu vực Thái Bình Dương 2011-2012" được công bố hai lần/năm, IMF dự báo châu Á sẽ đạt tăng trưởng bình quân 6,3% và 6,7% lần lượt vào năm 2011 và 2012, thấp hơn mức dự báo tương ứng 6,8% và 6,9% mà các chuyên gia thể chế này đưa ra hồi tháng Tư vừa qua.
IMF cũng cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone lan rộng sẽ tác động mạnh mẽ tới kinh tế vĩ mô và lĩnh vực tài chính của châu Á, do các nền kinh tế châu lục này gắn liền với các nền kinh tế phát triển.
IMF nhận định làn sóng bán tháo trên các thị trường tài chính châu Á và các luồng vốn đầu tư đổ vào nền kinh tế Nhật Bản trong hai tháng qua khi tình hình tại châu Âu biến động cho thấy sẽ không có nơi trú ẩn an toàn khi sức ép gia tăng đối với các thị trường phát triển. Kể từ năm 2009, giới đầu tư tại các nước phát triển đã hướng tới các đối tác châu Á.
Tuy nhiên, IMF cho rằng các nhà hoạch định chính sách của châu Á đang phải đối mặt với tình trạng "mong manh," khi vừa phải nỗ lực giảm các rủi ro ảnh hưởng đến tăng trưởng vừa phải hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chính sách tài chính nới lỏng kéo dài trong vấn đề lạm phát.
Thể chế tài chính đa phương này chỉ ra rằng áp lực lạm phát đã gia tăng tại một số nền kinh tế ở châu Á do chính sách bơm tiền, song cho rằng lạm phát sẽ giảm do giá cả các mặt hàng chiến lược như lương thực và năng lượng đang dần được điều chỉnh phù hợp.
Theo IMF, kinh tế châu Á đã tăng trưởng chậm lại từ quý II/2011 chủ yếu là do nhu cầu nội địa của mỗi nước giảm. Tuy nhiên, thể chế này dự báo nhu cầu tiêu dùng trong nước sẽ phục hồi và các nền kinh tế cần tiếp tục thực thi các biện pháp cần thiết./.
(TTXVN/Vietnam+)