Tờ La Stampa (Italy) cuối tuần qua cho biết Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có thể cấp cho Italy khoản vay lên tới 600 tỷ euro (khoảng 790 tỷ USD) với lãi suất thấp, trong bối cảnh Thủ tướng Italy Mario Monti đang đối mặt với những áp lực đòi đẩy nhanh các biện pháp chống khủng hoảng.
Các quan chức IMF nhấn mạnh khoản cho vay này sẽ giúp Thủ tướng Monti có được khoảng thời gian 12-18 tháng để thực hiện các biện pháp ngân sách khẩn cấp và cải cách để thúc đẩy tăng trưởng.
IMF sẽ đảm bảo lãi suất 4-5% đối với khoản vay trên, tốt hơn nhiều so với lãi suất đi vay trên các thị trường nợ, nơi lãi trái phiếu chính phủ của Italy thời hạn 2 năm và 5 năm hiện ở trên mức 7%. Các chuyên gia cho rằng Italy cần tái cung cấp tài chính khoảng 400 tỷ euro trong năm tới.
Quy mô khoản vay này có thể sẽ khiến IMF gặp khó khăn trong việc sử dụng các nguồn lực hiện nay, vì thế IMF đã tìm kiếm các giải pháp khác nhau, bao gồm cả khả năng hợp tác với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), trong đó IMF sẽ là bên đảm bảo.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 27/11, Văn phòng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói rằng bất kỳ "trục trặc" nào xảy ra đối với Italy cũng sẽ ảnh hưởng tới tận trung tâm của Khu vực đồng euro (Eurozone). Tại hội nghị với Italy ở thành phố Strasbourg (Pháp) trong tuần qua, Tổng thống Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo sự sụp đổ của nền kinh tế Italy chắc chắn sẽ là sự kết thúc của đồng euro.
Liên minh châu Âu (EU) và ECB đã cử các chuyên gia kiểm toán đến kiểm tra hình tài chính công của Italy trong tháng này, trong khi IMF sẽ sớm gửi các chuyên gia đến Italy theo cơ chế giám sát đặc biệt đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Pháp đầu tháng này.
Nhà kinh tế Paolo Guerrieri, thuộc trường College of Europe ở Bruges, nhận định sự can thiệp của IMF là không tránh khỏi, nhưng chưa đủ. Nguy cơ tồi tệ về một cuộc khủng hoảng tiền mặt trên toàn Eurozone sẽ sớm xảy ra.
Italy và Tây Ban Nha đều cần thời gian để tiến hành cải cách. Khoản nợ công trị giá 1.900 tỷ euro (khoảng 2.500 tỷ USD) cùng với tốc độ tăng trưởng thấp của Italy đã khiến các thị trường chao đảo trong những tuần gần đây; đồng thời làm dấy lên nỗi lo ngại rằng Italy sẽ phải tìm kiếm gói trợ giúp giống như các nước thành viên khác trong Eurozone như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha./.
Các quan chức IMF nhấn mạnh khoản cho vay này sẽ giúp Thủ tướng Monti có được khoảng thời gian 12-18 tháng để thực hiện các biện pháp ngân sách khẩn cấp và cải cách để thúc đẩy tăng trưởng.
IMF sẽ đảm bảo lãi suất 4-5% đối với khoản vay trên, tốt hơn nhiều so với lãi suất đi vay trên các thị trường nợ, nơi lãi trái phiếu chính phủ của Italy thời hạn 2 năm và 5 năm hiện ở trên mức 7%. Các chuyên gia cho rằng Italy cần tái cung cấp tài chính khoảng 400 tỷ euro trong năm tới.
Quy mô khoản vay này có thể sẽ khiến IMF gặp khó khăn trong việc sử dụng các nguồn lực hiện nay, vì thế IMF đã tìm kiếm các giải pháp khác nhau, bao gồm cả khả năng hợp tác với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), trong đó IMF sẽ là bên đảm bảo.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 27/11, Văn phòng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy nói rằng bất kỳ "trục trặc" nào xảy ra đối với Italy cũng sẽ ảnh hưởng tới tận trung tâm của Khu vực đồng euro (Eurozone). Tại hội nghị với Italy ở thành phố Strasbourg (Pháp) trong tuần qua, Tổng thống Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo sự sụp đổ của nền kinh tế Italy chắc chắn sẽ là sự kết thúc của đồng euro.
Liên minh châu Âu (EU) và ECB đã cử các chuyên gia kiểm toán đến kiểm tra hình tài chính công của Italy trong tháng này, trong khi IMF sẽ sớm gửi các chuyên gia đến Italy theo cơ chế giám sát đặc biệt đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Pháp đầu tháng này.
Nhà kinh tế Paolo Guerrieri, thuộc trường College of Europe ở Bruges, nhận định sự can thiệp của IMF là không tránh khỏi, nhưng chưa đủ. Nguy cơ tồi tệ về một cuộc khủng hoảng tiền mặt trên toàn Eurozone sẽ sớm xảy ra.
Italy và Tây Ban Nha đều cần thời gian để tiến hành cải cách. Khoản nợ công trị giá 1.900 tỷ euro (khoảng 2.500 tỷ USD) cùng với tốc độ tăng trưởng thấp của Italy đã khiến các thị trường chao đảo trong những tuần gần đây; đồng thời làm dấy lên nỗi lo ngại rằng Italy sẽ phải tìm kiếm gói trợ giúp giống như các nước thành viên khác trong Eurozone như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)