Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 4/2013, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế của năm nước ASEAN (ASEAN-5), gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam, sẽ đạt trung bình 5,9% năm 2013 và 5,5% năm 2014.
Theo đó, tăng trưởng của Indonesia năm 2013 sẽ ở mức 6,3% và năm 2014 là 6,4%, của Thái Lan là 5,9% và 4,2%; của Malaysia là 5,1% và 5,2%; Philippines là 6,0% và 5,5%; và Việt Nam là 5,2% và 5,2%.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các nền kinh tế ASEAN đã trở nên ngày càng cạnh tranh hơn trong sản xuất hàng tiêu dùng, góp phần thuận lợi cho đáp ứng nhu cầu trong khu vực.
Dự báo trung bình chỉ số giá tiêu dùng của khu vực ASEAN-5 sẽ là 4,5% cho cả năm 2013 và năm 2014, với Việt Nam có khả năng dẫn đầu các nước nói trên trong lĩnh vực này, dự báo đạt 8,8% năm 2013 và 8,0% năm 2014.
Tiếp theo là Indonesia với dự báo tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng ở mức 5,6% cho cả năm 2013 và 2014, Thái Lan là 3,0% và 3,4%, Philippines là 3,1% và 3,2% và Malaysia là 2,2% và 2,4% tương ứng.
Đối với châu Á nói chung, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng ở mức khiêm tốn khoảng 5,75% trong năm 2013, chủ yếu do kết quả của sự hồi phục nhu cầu bên ngoài và nhu cầu trong nước tiếp tục vững chắc.
Theo IMF, các nền kinh tế châu Á cũng sẽ được hưởng lợi từ tác động lan tỏa nhu cầu nội địa, đặc biệt nhu cầu ngày càng lớn của Trung Quốc và việc hoạch định chính sách dẫn đón tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng tác động rủi ro bên ngoài vào châu Á vẫn còn đáng kể. Quỹ này nhận định, mặc dù những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện kể từ Báo cáo IMF tháng 10/2012, con đường hồi phục vẫn còn gập ghềnh và không đồng đều đối với các nền kinh tế tiên tiến.
Về triển vọng kinh tế thế giới, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 do suy thoái kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro tiếp tục kéo dài. Trong đánh giá mới nhất ra ngày 16/4, IMF đã giảm mức dự báo tổng thể đối với tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu xuống còn 3,3% trong năm nay, so với mức 3,5% mà quỹ đưa ra trong tháng 1/2013./.
Theo đó, tăng trưởng của Indonesia năm 2013 sẽ ở mức 6,3% và năm 2014 là 6,4%, của Thái Lan là 5,9% và 4,2%; của Malaysia là 5,1% và 5,2%; Philippines là 6,0% và 5,5%; và Việt Nam là 5,2% và 5,2%.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các nền kinh tế ASEAN đã trở nên ngày càng cạnh tranh hơn trong sản xuất hàng tiêu dùng, góp phần thuận lợi cho đáp ứng nhu cầu trong khu vực.
Dự báo trung bình chỉ số giá tiêu dùng của khu vực ASEAN-5 sẽ là 4,5% cho cả năm 2013 và năm 2014, với Việt Nam có khả năng dẫn đầu các nước nói trên trong lĩnh vực này, dự báo đạt 8,8% năm 2013 và 8,0% năm 2014.
Tiếp theo là Indonesia với dự báo tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng ở mức 5,6% cho cả năm 2013 và 2014, Thái Lan là 3,0% và 3,4%, Philippines là 3,1% và 3,2% và Malaysia là 2,2% và 2,4% tương ứng.
Đối với châu Á nói chung, IMF đã nâng dự báo tăng trưởng ở mức khiêm tốn khoảng 5,75% trong năm 2013, chủ yếu do kết quả của sự hồi phục nhu cầu bên ngoài và nhu cầu trong nước tiếp tục vững chắc.
Theo IMF, các nền kinh tế châu Á cũng sẽ được hưởng lợi từ tác động lan tỏa nhu cầu nội địa, đặc biệt nhu cầu ngày càng lớn của Trung Quốc và việc hoạch định chính sách dẫn đón tại Nhật Bản.
Tuy nhiên, IMF cảnh báo rằng tác động rủi ro bên ngoài vào châu Á vẫn còn đáng kể. Quỹ này nhận định, mặc dù những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện kể từ Báo cáo IMF tháng 10/2012, con đường hồi phục vẫn còn gập ghềnh và không đồng đều đối với các nền kinh tế tiên tiến.
Về triển vọng kinh tế thế giới, IMF đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2013 do suy thoái kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro tiếp tục kéo dài. Trong đánh giá mới nhất ra ngày 16/4, IMF đã giảm mức dự báo tổng thể đối với tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu xuống còn 3,3% trong năm nay, so với mức 3,5% mà quỹ đưa ra trong tháng 1/2013./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)