Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), rủi ro thanh khoản hệ thống đã là tâm điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi các thị trường cấp vốn cho những định chế tài chính bị cạn kiệt và các ngân hàng trung ương phải can thiệp với những khoản tiền lớn chưa từng thấy thông qua các biện pháp chưa từng được áp dụng.
Trong Báo cáo bình ổn tài chính toàn cầu (GFSR) công bố ngày 6/4, IMF cho rằng cần thiết lập một khuôn khổ vĩ mô cẩn trọng để giảm thiểu rủi ro thanh khoản hệ thống.
Bên cạnh đó, cần phải ưu tiên định ra một số hình thức đánh giá tác động tiêu cực mà các quyết định quản lý rủi ro thanh khoản của một định chế có thể ảnh hưởng tới phần còn lại của hệ thống tài chính. IMF khẳng định điều này sẽ giúp giới đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đánh giá được thực tiễn hoạt động quản lý thanh khoản và xác định kịp thời những căng thẳng thanh khoản đang nổi lên.
GFSR cũng đề xuất một số biện pháp tiếp cận để đánh giá nguy cơ thanh khoản hệ thống, đồng thời kêu gọi duy trì ổn định các hệ thống tài chính nhà đất nhằm tránh nguy cơ bong bóng nhà đất trong tương lai.
Ngày 6/4, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn đã kêu gọi cộng đồng quốc tế theo đuổi một đường lối toàn cầu mới để hoạch định các chính sách kinh tế sau khủng hoảng.
Phát biểu tại Trường đại học George Washington ở thủ đô Washington (Mỹ), ông Kahn khẳng định thách thức toàn cầu mới cần giải pháp toàn cầu mới, trong đó 3 lĩnh vực cần được tăng cường bao gồm các chính sách thuộc khu vực tài chính và kinh tế vĩ mô; các chính sách tăng cường cố kết xã hội; và một đường lối mới cho hợp tác và chủ nghĩa đa phương.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây đã cho thấy giá trị của chính sách tài chính, vì vậy, chính sách kinh tế vĩ mô toàn cầu sau khủng hoảng không chỉ nhằm ổn định giá cả mà phải tiến đến ổn định tài chính, hòa nhập các công cụ kinh tế vĩ mô thận trọng.
Giám đốc điều hành IMF nhấn mạnh giá trị ưu việt của tăng cường hợp tác và chủ nghĩa đa phương trong thế giới sau khủng hoảng, đồng thời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách chú trọng đến sự bất bình đẳng và cố kết xã hội vì bất bình đẳng cũng có thể là nguyên nhân gốc rễ của khủng hoảng toàn cầu./.
Trong Báo cáo bình ổn tài chính toàn cầu (GFSR) công bố ngày 6/4, IMF cho rằng cần thiết lập một khuôn khổ vĩ mô cẩn trọng để giảm thiểu rủi ro thanh khoản hệ thống.
Bên cạnh đó, cần phải ưu tiên định ra một số hình thức đánh giá tác động tiêu cực mà các quyết định quản lý rủi ro thanh khoản của một định chế có thể ảnh hưởng tới phần còn lại của hệ thống tài chính. IMF khẳng định điều này sẽ giúp giới đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đánh giá được thực tiễn hoạt động quản lý thanh khoản và xác định kịp thời những căng thẳng thanh khoản đang nổi lên.
GFSR cũng đề xuất một số biện pháp tiếp cận để đánh giá nguy cơ thanh khoản hệ thống, đồng thời kêu gọi duy trì ổn định các hệ thống tài chính nhà đất nhằm tránh nguy cơ bong bóng nhà đất trong tương lai.
Ngày 6/4, Giám đốc điều hành IMF Dominique Strauss-Kahn đã kêu gọi cộng đồng quốc tế theo đuổi một đường lối toàn cầu mới để hoạch định các chính sách kinh tế sau khủng hoảng.
Phát biểu tại Trường đại học George Washington ở thủ đô Washington (Mỹ), ông Kahn khẳng định thách thức toàn cầu mới cần giải pháp toàn cầu mới, trong đó 3 lĩnh vực cần được tăng cường bao gồm các chính sách thuộc khu vực tài chính và kinh tế vĩ mô; các chính sách tăng cường cố kết xã hội; và một đường lối mới cho hợp tác và chủ nghĩa đa phương.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mới đây đã cho thấy giá trị của chính sách tài chính, vì vậy, chính sách kinh tế vĩ mô toàn cầu sau khủng hoảng không chỉ nhằm ổn định giá cả mà phải tiến đến ổn định tài chính, hòa nhập các công cụ kinh tế vĩ mô thận trọng.
Giám đốc điều hành IMF nhấn mạnh giá trị ưu việt của tăng cường hợp tác và chủ nghĩa đa phương trong thế giới sau khủng hoảng, đồng thời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách chú trọng đến sự bất bình đẳng và cố kết xã hội vì bất bình đẳng cũng có thể là nguyên nhân gốc rễ của khủng hoảng toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)