Theo AFP, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde ngày 18/6 cho biết các thành viên của tổ chức này đã cam kết đóng góp tổng cộng 456 tỷ USD cho quỹ giải quyết khủng hoảng mới, cao hơn 26 tỷ USD so với mục tiêu dự kiến hồi tháng Tư.
Trong một tuyên bố, bà Lagarde nói: "Các quốc gia lớn và nhỏ đã hưởng ứng lời kêu gọi hành động của chúng tôi và còn thêm nhiều nước khác có thể tham gia. Tôi hoan nghênh các nước cũng như cam kết hợp tác đa phương của họ. Kết quả là khoản tiền cam kết lên đến 456 tỷ USD, gần như cao gấp đôi khả năng cho vay của chúng tôi."
Trong khi đó, cũng theo IMF, Trung Quốc đã cam kết đóng góp 43 tỷ USD cho quỹ này sau hai tháng không tiết lộ về số tiền họ sẽ đóng góp.
Cam kết trên được đưa ra sau khi Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi khác áp đặt các điều kiện về việc sử dụng các khoản quỹ mới này, đồng thời kêu gọi IMF nhanh chóng hành động nhằm tăng quyền biểu quyết của các nền kinh tế đang nổi với tư cách là nhà cho vay giải quyết khủng hoảng.
Trước đó, IMF đề xuất cần xây dựng một "bức tường lửa" trị giá từ 500 đến 600 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối "bơm" thêm tiền cho quỹ cứu trợ với lý do châu Âu có thể tự giải quyết được "căn bệnh" nợ công đang hoành hành châu lục.
Hiện vấn đề khủng hoảng tài chính đang lan rộng khắp châu Âu với "tâm bão" là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy và những nỗ lực củng cố "bức tường lửa" nhằm bảo vệ các nền kinh tế trong khu vực sẽ là những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị G-20 lần này./.
Trong một tuyên bố, bà Lagarde nói: "Các quốc gia lớn và nhỏ đã hưởng ứng lời kêu gọi hành động của chúng tôi và còn thêm nhiều nước khác có thể tham gia. Tôi hoan nghênh các nước cũng như cam kết hợp tác đa phương của họ. Kết quả là khoản tiền cam kết lên đến 456 tỷ USD, gần như cao gấp đôi khả năng cho vay của chúng tôi."
Trong khi đó, cũng theo IMF, Trung Quốc đã cam kết đóng góp 43 tỷ USD cho quỹ này sau hai tháng không tiết lộ về số tiền họ sẽ đóng góp.
Cam kết trên được đưa ra sau khi Trung Quốc và các nền kinh tế đang nổi khác áp đặt các điều kiện về việc sử dụng các khoản quỹ mới này, đồng thời kêu gọi IMF nhanh chóng hành động nhằm tăng quyền biểu quyết của các nền kinh tế đang nổi với tư cách là nhà cho vay giải quyết khủng hoảng.
Trước đó, IMF đề xuất cần xây dựng một "bức tường lửa" trị giá từ 500 đến 600 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối "bơm" thêm tiền cho quỹ cứu trợ với lý do châu Âu có thể tự giải quyết được "căn bệnh" nợ công đang hoành hành châu lục.
Hiện vấn đề khủng hoảng tài chính đang lan rộng khắp châu Âu với "tâm bão" là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy và những nỗ lực củng cố "bức tường lửa" nhằm bảo vệ các nền kinh tế trong khu vực sẽ là những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị G-20 lần này./.
(Vietnam+)