Trong một báo cáo công bố mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định hiện đang có mối nguy cơ bao trùm là sự hồi phục chững lại do việc sớm ngừng thực hiện mức lãi suất thấp kỷ lục và bơm tiền mặt lớn của chính phủ.
Theo tổ chức này, các biện pháp kích thích khẩn cấp vẫn cần phải được duy trì để tránh gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế mới manh nha.
Cũng với quan điểm đó, các nền kinh tế lớn nhất và các nền kinh tế đang nổi hàng đầu thế giới (G-20) đã nhất trí duy trì các biện pháp kích thích để hỗ trợ sự hồi phục kinh tế "chưa vững chắc".
Trong thông cáo cuối cùng, G-20 nhận định "sự phục hồi vẫn chưa vững chắc và vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ chính sách, tỷ lệ thất nghiệp cao tiếp tục là vấn đề quan ngại lớn", đồng thời khẳng định "để khôi phục nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu lành mạnh, G-20 nhất trí tiếp tục hỗ trợ cho đến khi nó được đảm bảo".
IMF cho rằng mặc dù các thị trường tài chính đang hồi phục nhưng sự yếu kém vẫn còn tồn tại ở hệ thống ngân hàng, vì vậy, kinh tế mới đang hồi phục dần dần từ cuộc suy giảm tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.
Theo IMF, "sự căng thẳng tài chính có thể tái xuất hiện nếu sự hồi phục không chắc chắn và nỗ lực khôi phục các bảng cân đối ngân hàng lành mạnh không được thực hiện một cách mạnh mẽ". Tổ chức này cũng nhấn mạnh việc các nước G-20 duy trì kích thích về chính sách cho tới khi những dấu hiệu rõ ràng về sự hồi phục bền vững "là rất quan trọng".
Do một số nền kinh tế lớn đã thoát khỏi suy thoái, các nước hiện đang xem xét thời điểm nào tốt nhất để ngừng các biện pháp kích thích khẩn cấp.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuần trước đã quyết định giữ tỷ lệ lãi suất của Mỹ ở mức thấp nhất trong một "giai đoạn dài" và tiếp tục các biện pháp kích thích nghìn tỷ USD để hỗ trợ sự phục hồi mong manh của kinh tế nước này.
Còn ở Anh, do vẫn bị "sa lầy" trong cuộc suy thoái dài kỷ lục, nên Ngân hàng Trung ương Anh đã quyết định giữ lãi suất cho vay ở mức thấp nhất từ trước đến nay và đồng ý bơm thêm 25 tỷ bảng (41 tỷ USD) tiền mặt vào nền kinh tế.
Tuần trước, Anh cũng đã quyết định bơm thêm vốn cho Royal Bank of Scotland, nâng mức đầu tư của nhà nước cho ngân hàng này lên 45,5 tỷ bảng và trở thành gói cứu trợ ngân hàng lớn nhất trên thế giới.
Trong báo cáo nghiên cứu, IMF cho rằng kinh tế toàn cầu đã trở lại mức tăng trưởng dương sau khi suy giảm mạnh nhưng sự hồi phục vẫn chưa đều và chưa bền vững, đặc biệt là ở những nền kinh tế tiên tiến. Môi trường tài chính vẫn tiếp tục được cải thiện nhưng còn lâu mới trở lại bình thường.
Vào thời điểm thích hợp, các chiến lược ngừng kích thích "sẽ mở đường cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững và cân bằng". Tốc độ điều chỉnh chính sách và việc ngừng hỗ trợ tài chính sẽ phụ thuộc vào sự hồi phục ở từng nước và cũng như sự ổn định tài chính lâu dài. Điều này cho thấy thời điểm ngừng kích thích sẽ tùy thuộc vào đặc điểm tình hình từng nước, mặc dù vẫn cần sự phối hợp ở một số mặt trận nhất định./.
Theo tổ chức này, các biện pháp kích thích khẩn cấp vẫn cần phải được duy trì để tránh gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế mới manh nha.
Cũng với quan điểm đó, các nền kinh tế lớn nhất và các nền kinh tế đang nổi hàng đầu thế giới (G-20) đã nhất trí duy trì các biện pháp kích thích để hỗ trợ sự hồi phục kinh tế "chưa vững chắc".
Trong thông cáo cuối cùng, G-20 nhận định "sự phục hồi vẫn chưa vững chắc và vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ chính sách, tỷ lệ thất nghiệp cao tiếp tục là vấn đề quan ngại lớn", đồng thời khẳng định "để khôi phục nền kinh tế và hệ thống tài chính toàn cầu lành mạnh, G-20 nhất trí tiếp tục hỗ trợ cho đến khi nó được đảm bảo".
IMF cho rằng mặc dù các thị trường tài chính đang hồi phục nhưng sự yếu kém vẫn còn tồn tại ở hệ thống ngân hàng, vì vậy, kinh tế mới đang hồi phục dần dần từ cuộc suy giảm tồi tệ nhất kể từ những năm 1930.
Theo IMF, "sự căng thẳng tài chính có thể tái xuất hiện nếu sự hồi phục không chắc chắn và nỗ lực khôi phục các bảng cân đối ngân hàng lành mạnh không được thực hiện một cách mạnh mẽ". Tổ chức này cũng nhấn mạnh việc các nước G-20 duy trì kích thích về chính sách cho tới khi những dấu hiệu rõ ràng về sự hồi phục bền vững "là rất quan trọng".
Do một số nền kinh tế lớn đã thoát khỏi suy thoái, các nước hiện đang xem xét thời điểm nào tốt nhất để ngừng các biện pháp kích thích khẩn cấp.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuần trước đã quyết định giữ tỷ lệ lãi suất của Mỹ ở mức thấp nhất trong một "giai đoạn dài" và tiếp tục các biện pháp kích thích nghìn tỷ USD để hỗ trợ sự phục hồi mong manh của kinh tế nước này.
Còn ở Anh, do vẫn bị "sa lầy" trong cuộc suy thoái dài kỷ lục, nên Ngân hàng Trung ương Anh đã quyết định giữ lãi suất cho vay ở mức thấp nhất từ trước đến nay và đồng ý bơm thêm 25 tỷ bảng (41 tỷ USD) tiền mặt vào nền kinh tế.
Tuần trước, Anh cũng đã quyết định bơm thêm vốn cho Royal Bank of Scotland, nâng mức đầu tư của nhà nước cho ngân hàng này lên 45,5 tỷ bảng và trở thành gói cứu trợ ngân hàng lớn nhất trên thế giới.
Trong báo cáo nghiên cứu, IMF cho rằng kinh tế toàn cầu đã trở lại mức tăng trưởng dương sau khi suy giảm mạnh nhưng sự hồi phục vẫn chưa đều và chưa bền vững, đặc biệt là ở những nền kinh tế tiên tiến. Môi trường tài chính vẫn tiếp tục được cải thiện nhưng còn lâu mới trở lại bình thường.
Vào thời điểm thích hợp, các chiến lược ngừng kích thích "sẽ mở đường cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, bền vững và cân bằng". Tốc độ điều chỉnh chính sách và việc ngừng hỗ trợ tài chính sẽ phụ thuộc vào sự hồi phục ở từng nước và cũng như sự ổn định tài chính lâu dài. Điều này cho thấy thời điểm ngừng kích thích sẽ tùy thuộc vào đặc điểm tình hình từng nước, mặc dù vẫn cần sự phối hợp ở một số mặt trận nhất định./.
(TTXVN/Vietnam+)