Ngày 29/10, các chuyên gia đại diện các chính phủ, giới chủ và giới lao động trong nông nghiệp đã thông qua dự luật mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đảm bảo an toàn và sức khỏe trong nông nghiệp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho hơn 1 tỷ lao động nông nghiệp trên toàn cầu.
Mục tiêu của dự luật mới này là thúc đẩy văn hóa nghề nghiệp mang tính phòng ngừa về an toàn và sức khoẻ (OSH) trong nông nghiệp.
ILO nhấn mạnh lao động nông nghiệp chiếm hơn 1/3 tổng số lao động toàn cầu, chỉ đứng sau lao động dịch vụ nhưng là lĩnh vực có số lao động nữ đông nhất, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Lao động nông nghiệp cũng chiếm tới 70% lao động trẻ em trên toàn cầu.
Dự luật mới bổ sung cho Công ước của ILO về an toàn và sức khỏe trong nông nghiệp và cung cấp các hướng dẫn chi tiết hơn về ứng dụng Công ước trong thực tiễn.
Dự luật cũng nhằm nâng cao nhận thức về các rủi ro và các nguy cơ trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường quản lý hiệu quả và kiểm soát các nguy cơ và rủi ro này, ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp, cải thiện môi trường làm việc trên thực tế, khuyến khích các chính phủ, giới chủ, người lao động và các đối tác có liên quan hợp tác để ngăn chặn tai nạn và bệnh tật, thúc đẩy thái độ và cách hành xử tích cực hơn đối với OSH trong nông nghiệp.
Bà Elizabeth Tinoco, Giám đốc Chương trình các hành động khu vực của ILO, cho rằng nông nghiệp là một trong những lĩnh vực rủi ro nhất trong tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp, khiến khá nhiều lao động nông nghiệp bị tai nạn và bệnh tật nghề nghiệp mỗi năm.
Dự luật mới sẽ thiết lập khuôn khổ quốc gia xác định rõ trách nhiệm của chính phủ, giới chủ và người lao động./.
Mục tiêu của dự luật mới này là thúc đẩy văn hóa nghề nghiệp mang tính phòng ngừa về an toàn và sức khoẻ (OSH) trong nông nghiệp.
ILO nhấn mạnh lao động nông nghiệp chiếm hơn 1/3 tổng số lao động toàn cầu, chỉ đứng sau lao động dịch vụ nhưng là lĩnh vực có số lao động nữ đông nhất, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Lao động nông nghiệp cũng chiếm tới 70% lao động trẻ em trên toàn cầu.
Dự luật mới bổ sung cho Công ước của ILO về an toàn và sức khỏe trong nông nghiệp và cung cấp các hướng dẫn chi tiết hơn về ứng dụng Công ước trong thực tiễn.
Dự luật cũng nhằm nâng cao nhận thức về các rủi ro và các nguy cơ trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường quản lý hiệu quả và kiểm soát các nguy cơ và rủi ro này, ngăn ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp, cải thiện môi trường làm việc trên thực tế, khuyến khích các chính phủ, giới chủ, người lao động và các đối tác có liên quan hợp tác để ngăn chặn tai nạn và bệnh tật, thúc đẩy thái độ và cách hành xử tích cực hơn đối với OSH trong nông nghiệp.
Bà Elizabeth Tinoco, Giám đốc Chương trình các hành động khu vực của ILO, cho rằng nông nghiệp là một trong những lĩnh vực rủi ro nhất trong tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp, khiến khá nhiều lao động nông nghiệp bị tai nạn và bệnh tật nghề nghiệp mỗi năm.
Dự luật mới sẽ thiết lập khuôn khổ quốc gia xác định rõ trách nhiệm của chính phủ, giới chủ và người lao động./.
(TTXVN/Vietnam+)