ILO thông qua công ước bảo vệ lao động giúp việc

Công ước mới được thông qua của ILO đảm bảo những lao động giúp việc được đối xử tương tự như những lao động ở các lĩnh vực khác.
Trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 100 của Hội nghị Quốc tế về Việc làm(ILC), ngày 16/6 tại Geneva, Thụy Sĩ, 183 quốc gia thành viên của Tổ chứcLao động Thế giới (ILO) đã thông qua một công ước lịch sử về lao động giúp việc(người giúp việc trong các gia đình) nhằm cải thiện số phận của hàng triệu ngườitrên thế giới đang bị đối xử và trả công không thỏa đáng.

Vốn đã được bàn thảo từ thời điểm bắt đầu khóa họp lần thứ 100 của ILC,công ước nêu trên đã nhận được 396 phiếu thuận, 16 phiếu chống và 63 phiếu trắngtừ đại điện của các chính phủ, người lao động và giới chủ tham gia hội nghị.

Công ước này sẽ có hiệu lực khi được ít nhất 2 quốc gia phê chuẩn. Hiện đãcó Philippines và Uruguay có ý định phê chuẩn công ước này.

Theo ILO, việc thông qua công ước về lao động giúp việc có ý nghĩa "lịchsử," bởi, đây là công cụ pháp lý quốc tế đầu tiên nhằm bảo vệ người lao độngtrong điều kiện làm việc khó khăn.

Theo số liệu của ban thư ký ILO, số lao động giúp việc như dọn dẹp, nấubếp, làm vườn, trông trẻ, được thống kê trên thế giới là 52,6 triệu người, chiếmtừ 4-10% lao động tại các quốc gia đang phát triển và 2,5% tại các quốc gia pháttriển.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ILO, những con số này có thể thấp hơn rấtnhiều so với thực tế (một số quốc gia đã thống kê dưới mức thực tế) và con sốthật của nó có thể là 100 triệu lao động.

Trong khi đó, những người giúp việc trong các gia đình lại bị trả lương rẻmạt (theo ILO, lao động giúp việc nằm trong số các nghề được trả lương thấpnhất) và phải làm việc với khung thời gian rất mở.

Công ước mới được thông qua của ILO đảm bảo những lao động này được đối xửtương tự như những lao động ở các lĩnh vực khác.

Đặc biệt, trong công ước mới này, ILO dự kiến đảm bảo cho các lao độnggiúp việc mà đa phần là nữ giới, được có một ngày nghỉ vào mỗi tuần, đồng thờichủ lao động cũng không có quyền bắt ép người lao động nghỉ tại nơi lao động.

Ngoài ra, công ước của ILO cũng yêu cầu các chính phủ kiểm tra trình độnhận thức của người lao động về quyền lợi và các điều khoản trong hợp đồng laođộng của họ./.

Đức Hùng (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục