Ngày 31/10, trong một nghiên cứu chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao Nhóm các nước phát triển và đang phát triển lớn nhất thế giới (G20) vào đầu tháng 11 này, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo thế giới đang rơi vào cuộc suy thoái mới trầm trọng hơn về việc làm.
Cuộc suy thoái này sẽ làm trì trệ hơn nữa tiến trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và có thể làm bùng lên rối loạn xã hội hơn nữa ở hàng loạt nước.
Giám đốc Viện Quốc tế nghiên cứu lao động của ILO, Raymond Torres, khẳng định thế giới chỉ có cánh cửa cơ hội hẹp để thoát khỏi cuộc suy thoái kép về việc làm. Phục hồi kinh tế trì trệ đã tác động nghiêm trọng đến các thị trường lao động.
Với xu thế hiện nay, cần ít nhất 5 năm để thị trường lao động ở các nền kinh tế phát triển mới có thể trở lại mức trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chậm hơn một năm so với dự báo trước đây.
80 triệu việc làm mới cần được tạo ra trong hai năm tới để có thể trở lại mức trước khủng hoảng nhưng hiện trạng phục hồi chậm lại của nền kinh tế thế giới hiện nay chỉ có thể tạo thêm được 50% số việc làm rất cần thiết này.
Gần 70% các nền kinh tế phát triển, 50% các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được khảo sát đang trải qua suy thoái về việc làm. Số người thất nghiệp trên toàn cầu đã vượt quá con số 200 triệu lao động.
Nghiên cứu của ILO nhấn mạnh, trong tổng số 118 nước được ILO khảo sát, 69 nước có số người suy giảm mức sống trong năm 2010, tăng cao hơn so với năm 2006, và 50% dân số của 99 nước biểu hiện sự mất lòng tin vào chính phủ.
Mức độ bất bình của người lao động do thiếu việc làm và gánh nặng khủng hoảng được chia sẻ không công bằng đã làm tăng nguy cơ rối loạn xã hội ở ít nhất 45 nước.
Mức độ bất bình đặc biệt cao ở các nền kinh tế phát triển, nhất là trong Liên minh châu Âu, khu vực Arập và mức độ thấp hơn ở châu Á. Nguy cơ rối loạn xã hội thấp hơn nhiều ở Mỹ Latinh và khu vực Tiểu Sahara châu Phi.
ILO dẫn ra ba lý do khiến suy thoái kinh tế toàn cầu hiện đang tác động đặc biệt nghiêm trọng đến hiện trạng việc làm toàn cầu.
Một là so với thời kỳ bắt đầu khủng hoảng, các công ty nay đã ở vị thế yếu hơn rất nhiều để duy trì việc làm. Hai là khi sức ép thực hiện chính sách khắc khổ về tài chính tăng lên, các chính phủ không sốt sắng thúc đẩy các chương trình hỗ trợ thu nhập hoặc tạo việc làm mới. Ba là các nước phải hành động riêng rẽ vì thiếu sự phối hợp chính sách quốc tế.
Nghiên cứu của ILO kêu gọi duy trì và tăng cường các chương trình tạo việc làm với cảnh báo rằng các nỗ lực giảm nợ công và thâm hụt ngân sách không nên tập trung quá mức vào thị trường lao động và các biện pháp xã hội.
ILO cũng kêu gọi tăng đầu tư hỗ trợ nền kinh tế thông qua cải tổ tài chính và thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư song song với thúc đẩy chiến lược phục hồi kinh tế theo hướng tăng thu nhập cho người lao động vừa giúp tăng cường đầu tư vừa giảm bất bình đẳng thái quá về thu nhập./.
Cuộc suy thoái này sẽ làm trì trệ hơn nữa tiến trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu và có thể làm bùng lên rối loạn xã hội hơn nữa ở hàng loạt nước.
Giám đốc Viện Quốc tế nghiên cứu lao động của ILO, Raymond Torres, khẳng định thế giới chỉ có cánh cửa cơ hội hẹp để thoát khỏi cuộc suy thoái kép về việc làm. Phục hồi kinh tế trì trệ đã tác động nghiêm trọng đến các thị trường lao động.
Với xu thế hiện nay, cần ít nhất 5 năm để thị trường lao động ở các nền kinh tế phát triển mới có thể trở lại mức trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chậm hơn một năm so với dự báo trước đây.
80 triệu việc làm mới cần được tạo ra trong hai năm tới để có thể trở lại mức trước khủng hoảng nhưng hiện trạng phục hồi chậm lại của nền kinh tế thế giới hiện nay chỉ có thể tạo thêm được 50% số việc làm rất cần thiết này.
Gần 70% các nền kinh tế phát triển, 50% các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được khảo sát đang trải qua suy thoái về việc làm. Số người thất nghiệp trên toàn cầu đã vượt quá con số 200 triệu lao động.
Nghiên cứu của ILO nhấn mạnh, trong tổng số 118 nước được ILO khảo sát, 69 nước có số người suy giảm mức sống trong năm 2010, tăng cao hơn so với năm 2006, và 50% dân số của 99 nước biểu hiện sự mất lòng tin vào chính phủ.
Mức độ bất bình của người lao động do thiếu việc làm và gánh nặng khủng hoảng được chia sẻ không công bằng đã làm tăng nguy cơ rối loạn xã hội ở ít nhất 45 nước.
Mức độ bất bình đặc biệt cao ở các nền kinh tế phát triển, nhất là trong Liên minh châu Âu, khu vực Arập và mức độ thấp hơn ở châu Á. Nguy cơ rối loạn xã hội thấp hơn nhiều ở Mỹ Latinh và khu vực Tiểu Sahara châu Phi.
ILO dẫn ra ba lý do khiến suy thoái kinh tế toàn cầu hiện đang tác động đặc biệt nghiêm trọng đến hiện trạng việc làm toàn cầu.
Một là so với thời kỳ bắt đầu khủng hoảng, các công ty nay đã ở vị thế yếu hơn rất nhiều để duy trì việc làm. Hai là khi sức ép thực hiện chính sách khắc khổ về tài chính tăng lên, các chính phủ không sốt sắng thúc đẩy các chương trình hỗ trợ thu nhập hoặc tạo việc làm mới. Ba là các nước phải hành động riêng rẽ vì thiếu sự phối hợp chính sách quốc tế.
Nghiên cứu của ILO kêu gọi duy trì và tăng cường các chương trình tạo việc làm với cảnh báo rằng các nỗ lực giảm nợ công và thâm hụt ngân sách không nên tập trung quá mức vào thị trường lao động và các biện pháp xã hội.
ILO cũng kêu gọi tăng đầu tư hỗ trợ nền kinh tế thông qua cải tổ tài chính và thực hiện các biện pháp hỗ trợ đầu tư song song với thúc đẩy chiến lược phục hồi kinh tế theo hướng tăng thu nhập cho người lao động vừa giúp tăng cường đầu tư vừa giảm bất bình đẳng thái quá về thu nhập./.
(TTXVN/Vietnam+)