Ngày 8/5, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã kêu gọi cộng đồng thế giới hành động mạnh mẽ hơn nữa để tiếp tục giảm và tiến tới loại trừ tình trạng lao động trẻ em trên toàn cầu vào năm 2016.
Báo cáo của ILO được công bố trước khi diễn ra Hội nghị toàn cầu về lao động trẻ em ở La Hay (Hà Lan) ngày 10/5 nhấn mạnh tình trạng lao động trẻ em trên toàn cầu đã giảm nhưng không đồng đều giữa các nước và các châu lục.
Trong khi châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ Latinh và Caribe đạt tiến bộ lớn nhất về số lao động trẻ em thì tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn ở khu vực cận sa mạc Saraha châu Phi với tỷ lệ 1/4 số trẻ em ở khu vực này bị bóc lột sức lao động. Khoảng 60% số lao động trẻ em trên thế giới làm việc trong nông nghiệp và không có cơ hội được học hành.
Tổng Giám đốc ILO, Juan Somavia, nhấn mạnh số lượng lao động trẻ em được ILO khảo sát ở 50 nước đã giảm 3% từ 222 triệu năm 2004 xuống 215 triệu trẻ năm 2008. Thế giới cần tận dụng cơ hội đã mở ra để thực hiện các biện pháp chính sách tăng tốc chiến dịch toàn cầu này vì con người và vì sự bền vững của tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, ILO cảnh báo khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nguy cơ đảo ngược xu thế giảm này và cộng đồng thế giới cần hành động để thúc đẩy chiến dịch toàn cầu chống hình thức bóc lột trẻ em.
Hội nghị toàn cầu về lao động trẻ em năm 2010 sẽ xem xét một lộ trình mới để đạt mục tiêu loại trừ mọi hình thức bóc lột sức lao động của trẻ em vào năm 2016, trong đó kêu gọi các nước đưa vấn đề lao động trẻ em thành chủ đề quan trọng của chương trình phát triển quốc gia.
Giám đốc Chương trình quốc tế của ILO về loại trừ lao động trẻ em (IPEC), Constance Thomas, nhấn mạnh những thách thức chủ yếu của chương trình này bao gồm quy mô vấn đề quá lớn ở châu Phi, lao động trẻ em chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và đều sống trong đói nghèo.
Giải pháp căn bản để giải quyết vấn đề lao động trẻ em là đẩy nhanh tiến trình xóa đói nghèo để đảm bảo tất cả trẻ em đều được hưởng thụ giáo dục. Chương trình IPEC được ILO khởi xướng năm 1992 và nay đã được mở rộng ở hơn 90 nước./.
Báo cáo của ILO được công bố trước khi diễn ra Hội nghị toàn cầu về lao động trẻ em ở La Hay (Hà Lan) ngày 10/5 nhấn mạnh tình trạng lao động trẻ em trên toàn cầu đã giảm nhưng không đồng đều giữa các nước và các châu lục.
Trong khi châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ Latinh và Caribe đạt tiến bộ lớn nhất về số lao động trẻ em thì tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn ở khu vực cận sa mạc Saraha châu Phi với tỷ lệ 1/4 số trẻ em ở khu vực này bị bóc lột sức lao động. Khoảng 60% số lao động trẻ em trên thế giới làm việc trong nông nghiệp và không có cơ hội được học hành.
Tổng Giám đốc ILO, Juan Somavia, nhấn mạnh số lượng lao động trẻ em được ILO khảo sát ở 50 nước đã giảm 3% từ 222 triệu năm 2004 xuống 215 triệu trẻ năm 2008. Thế giới cần tận dụng cơ hội đã mở ra để thực hiện các biện pháp chính sách tăng tốc chiến dịch toàn cầu này vì con người và vì sự bền vững của tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, ILO cảnh báo khủng hoảng kinh tế toàn cầu có nguy cơ đảo ngược xu thế giảm này và cộng đồng thế giới cần hành động để thúc đẩy chiến dịch toàn cầu chống hình thức bóc lột trẻ em.
Hội nghị toàn cầu về lao động trẻ em năm 2010 sẽ xem xét một lộ trình mới để đạt mục tiêu loại trừ mọi hình thức bóc lột sức lao động của trẻ em vào năm 2016, trong đó kêu gọi các nước đưa vấn đề lao động trẻ em thành chủ đề quan trọng của chương trình phát triển quốc gia.
Giám đốc Chương trình quốc tế của ILO về loại trừ lao động trẻ em (IPEC), Constance Thomas, nhấn mạnh những thách thức chủ yếu của chương trình này bao gồm quy mô vấn đề quá lớn ở châu Phi, lao động trẻ em chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và đều sống trong đói nghèo.
Giải pháp căn bản để giải quyết vấn đề lao động trẻ em là đẩy nhanh tiến trình xóa đói nghèo để đảm bảo tất cả trẻ em đều được hưởng thụ giáo dục. Chương trình IPEC được ILO khởi xướng năm 1992 và nay đã được mở rộng ở hơn 90 nước./.
(TTXVN/Vietnam+)