Ngày 30/3, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã công bố nghiên cứu trong đó nhấn mạnh, cộng đồng thế giới cần thông qua đường lối chung đảm bảo các quyền của người lao động di cư để khoảng 105 triệu người lao động di cư trên toàn cầu được đối xử công bằng.
Nghiên cứu của ILO đã nêu rõ các xu hướng chuyển dịch lao động quốc tế, tác động đối với nước gốc của người lao động và nước tiếp nhận lao động, các điều kiện làm việc mà người lao động di cư phải trải qua, đồng thời đề xuất các tiêu chuẩn để xây dựng và thực hiện các chính sách đảm bảo quyền của lao động di cư.
ILO cho rằng mặc dù người lao động di cư đóng góp tích cực cho nước tiếp nhận lao động của họ nhưng họ vẫn bị phân biệt đối xử như điều kiện làm việc bấp bênh, lương thấp thậm chí không được trả lương, môi trường lao động không an toàn, không được bảo vệ xã hội v.v...
Nghiên cứu của ILO khẳng định người lao động di cư cần được cung cấp các cơ hội hợp pháp lớn hơn, các chính sách đối với họ phải dựa trên sự thừa nhận các lợi ích của họ ở cả nước gốc và nước tiếp nhận lao động.
ILO kêu gọi hợp tác song phương, khu vực và đa phương giữa các chính phủ, các đối tác xã hội, và các tổ chức liên quan để cải thiện việc xử lý các quá trình chuyển dịch lao động, bảo vệ lợi ích và các quyền của lao động di cư./.
Nghiên cứu của ILO đã nêu rõ các xu hướng chuyển dịch lao động quốc tế, tác động đối với nước gốc của người lao động và nước tiếp nhận lao động, các điều kiện làm việc mà người lao động di cư phải trải qua, đồng thời đề xuất các tiêu chuẩn để xây dựng và thực hiện các chính sách đảm bảo quyền của lao động di cư.
ILO cho rằng mặc dù người lao động di cư đóng góp tích cực cho nước tiếp nhận lao động của họ nhưng họ vẫn bị phân biệt đối xử như điều kiện làm việc bấp bênh, lương thấp thậm chí không được trả lương, môi trường lao động không an toàn, không được bảo vệ xã hội v.v...
Nghiên cứu của ILO khẳng định người lao động di cư cần được cung cấp các cơ hội hợp pháp lớn hơn, các chính sách đối với họ phải dựa trên sự thừa nhận các lợi ích của họ ở cả nước gốc và nước tiếp nhận lao động.
ILO kêu gọi hợp tác song phương, khu vực và đa phương giữa các chính phủ, các đối tác xã hội, và các tổ chức liên quan để cải thiện việc xử lý các quá trình chuyển dịch lao động, bảo vệ lợi ích và các quyền của lao động di cư./.
(TTXVN/Vietnam+)