Ngày 3/8, Tổ chức Lao đồng quốc tế (ILO) đã cảnh báo nguy cơ lan tràn một hình thức mới của buôn bán nô lệ. Hai thế kỷ sau khi chế độ nô lệ được xóa bỏ trên toàn cầu, thế giới đang phải chứng kiến sự xuất hiện trở lại của hình thức mới của nạn buôn người.
Theo số liệu của ILO, hàng năm trên thế giới có tới 12,3 triệu người bị các mạng lưới tội phạm quốc tế bắt giữ và buộc phải lao động trong các điều kiện vô nhân đạo như nô lệ.
Các nhà phân tích xã hội cho rằng mô hình kinh tế đang chi phối thế giới hiện nay là nguyên nhân chính gây ra tình trạng buôn bán người lan rộng.
Hình thức toàn cầu hóa tự do mới thông qua liệu pháp "sốc kinh tế" áp đặt cho nền kinh tế thế giới trong ba thập kỷ qua đã phá hoại những mặt bằng mỏng manh nhất trong xã hội. Cái giá phải trả cho sự phá hoại này là rất cao và đã tạo ra cạnh tranh khốc liệt giữa lao động và nguồn vốn, dẫn đến sự xuống cấp xã hội trên quy mô hành tinh.
Các nhà phân tích xã hội thế giới nhấn mạnh để tránh nền tảng xã hội bị xói mòn, cần xem xét lại nhiều khía cạnh của toàn cầu hóa để đảm bảo quá trình này diễn ra công bằng và bình đẳng./.
Theo số liệu của ILO, hàng năm trên thế giới có tới 12,3 triệu người bị các mạng lưới tội phạm quốc tế bắt giữ và buộc phải lao động trong các điều kiện vô nhân đạo như nô lệ.
Các nhà phân tích xã hội cho rằng mô hình kinh tế đang chi phối thế giới hiện nay là nguyên nhân chính gây ra tình trạng buôn bán người lan rộng.
Hình thức toàn cầu hóa tự do mới thông qua liệu pháp "sốc kinh tế" áp đặt cho nền kinh tế thế giới trong ba thập kỷ qua đã phá hoại những mặt bằng mỏng manh nhất trong xã hội. Cái giá phải trả cho sự phá hoại này là rất cao và đã tạo ra cạnh tranh khốc liệt giữa lao động và nguồn vốn, dẫn đến sự xuống cấp xã hội trên quy mô hành tinh.
Các nhà phân tích xã hội thế giới nhấn mạnh để tránh nền tảng xã hội bị xói mòn, cần xem xét lại nhiều khía cạnh của toàn cầu hóa để đảm bảo quá trình này diễn ra công bằng và bình đẳng./.
(TTXVN/Vietnam+)