Công ty Tài chính quốc tế (IFC), thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lâm nghiệp Sumitomo của Nhật Bản đã góp vốn đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất ván ép ở Việt Nam, góp phần tạo việc làm cho ngành lâm nghiệp trong nước và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Trong đó, IFC đóng góp 9 triệu đô la Mỹ vốn cổ phần đầu tư xây dựng nhà máy nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ hiện đứng thứ ba trên thế giới của Việt Nam, và đem lại lợi ích cho khoảng 700 nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng lâm nghiệp.
Ngành công nghiệp sản suất đồ gỗ của Việt Nam hiện trong tình trạng thiếu nguồn cung ván ép sản xuất trong nước và đang phải nhập khẩu tới 70% nhu cầu, trong khi đây là một trong những nguyên liệu chủ yếu để sản xuất đồ gỗ thành phẩm.
Với công suất thiết kế 250.000 m3 mỗi năm, nhà máy mới sẽ đủ khả năng sản suất các sản phẩm ván ép chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của các nhà chế biến đồ gỗ lớn. Dự án cũng sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy phát điện sử dụng nguồn nguyên liệu sinh học công suất 11MW để cung cấp điện năng cho sản suất và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhà máy thuộc sở hữu và được điều hành bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Ván gỗ Vina Eco, một liên doanh giữa Công ty Lâm nghiệp Sumitomo và Công ty Lâm nghiệp Sumitomo Singapore, sẽ được đặt tại Long An, một tỉnh còn nhiều khó khăn thuộc Tây Nam Bộ.
Ông Simon Andrews, Giám đốc Khu vực của IFC phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan cho rằng, sản xuất lâm nghiệp là một ngành có tầm quan trọng chiến lược đối với IFC, xét từ góc độ tác động của ngành này đối với sự biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.
“IFC cam kết hợp tác với Công ty Lâm nghiệp Sumitomo để thúc đẩy sự phát triển bền vững về môi trường và xã hội trong ngành lâm nghiệp và sản xuất lâm nghiệp của Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác.” ông Simon Andrews nhấn mạnh./.
Trong đó, IFC đóng góp 9 triệu đô la Mỹ vốn cổ phần đầu tư xây dựng nhà máy nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ hiện đứng thứ ba trên thế giới của Việt Nam, và đem lại lợi ích cho khoảng 700 nông dân tham gia vào chuỗi cung ứng lâm nghiệp.
Ngành công nghiệp sản suất đồ gỗ của Việt Nam hiện trong tình trạng thiếu nguồn cung ván ép sản xuất trong nước và đang phải nhập khẩu tới 70% nhu cầu, trong khi đây là một trong những nguyên liệu chủ yếu để sản xuất đồ gỗ thành phẩm.
Với công suất thiết kế 250.000 m3 mỗi năm, nhà máy mới sẽ đủ khả năng sản suất các sản phẩm ván ép chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của các nhà chế biến đồ gỗ lớn. Dự án cũng sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy phát điện sử dụng nguồn nguyên liệu sinh học công suất 11MW để cung cấp điện năng cho sản suất và giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Nhà máy thuộc sở hữu và được điều hành bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn Ván gỗ Vina Eco, một liên doanh giữa Công ty Lâm nghiệp Sumitomo và Công ty Lâm nghiệp Sumitomo Singapore, sẽ được đặt tại Long An, một tỉnh còn nhiều khó khăn thuộc Tây Nam Bộ.
Ông Simon Andrews, Giám đốc Khu vực của IFC phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan cho rằng, sản xuất lâm nghiệp là một ngành có tầm quan trọng chiến lược đối với IFC, xét từ góc độ tác động của ngành này đối với sự biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.
“IFC cam kết hợp tác với Công ty Lâm nghiệp Sumitomo để thúc đẩy sự phát triển bền vững về môi trường và xã hội trong ngành lâm nghiệp và sản xuất lâm nghiệp của Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác.” ông Simon Andrews nhấn mạnh./.
Minh Thúy (Vietnam+)