Chiều 6/4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường, Công an tỉnh Khánh Hòa, đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và lập biên bản vi phạm Luật môi trường của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (HVS), trong việc đưa nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, xả trực tiếp ra biển.
Lượng nước thải này xuất phát từ hoạt động của nhà ăn số 4, vốn được đưa vào sử dụng từ giữa năm 2010, phục vụ 1.000 công nhân.
Bên cạnh đó, chất thải vệ sinh hầm cầu dù được dẫn vào bể tự hoại, nhưng khi tràn sẽ tự chảy theo đường ống dẫn ra khu vực bờ cảng số 3 ra môi trường biển, với khối lượng nước thải khoảng 25 m3/ngày đêm.
Theo trình bày của ông Cao Tuấn Dũng, Phó Tổng giám đốc HVS, việc nhà ăn số 4 không có hệ thống xử lý nước thải là do nếu thi công đường ống thu gom nước thải từ đây để đấu nối với hệ thống xử lý nước thải chung, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, vì liên quan đến một số hệ thống ngầm (điện, nước..) đã có trước đây.
Đoàn kiểm tra đã lấy các mẫu nước thải để nhờ cơ quan chức năng kiểm định mức độ nhiễm bẩn.
HVS đóng tại xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, là liên doanh giữa Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Ngoài việc đang tồn đọng hơn 800.000 tấn hạt nix đã qua sử dụng sau quá trình hơn 10 năm làm dịch vụ sửa chữa tàu biển, làm ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư quanh nhà máy, vào năm 2008, HVS còn vi phạm luật môi trường khi cho đổ trộm tại xã Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa hàng trăm tấn chất thải độc hại (hỗn hợp từ dầu thải, gỗ mục, chất gỉ kim loại sắt, đồng, chì, crôm)./.
Lượng nước thải này xuất phát từ hoạt động của nhà ăn số 4, vốn được đưa vào sử dụng từ giữa năm 2010, phục vụ 1.000 công nhân.
Bên cạnh đó, chất thải vệ sinh hầm cầu dù được dẫn vào bể tự hoại, nhưng khi tràn sẽ tự chảy theo đường ống dẫn ra khu vực bờ cảng số 3 ra môi trường biển, với khối lượng nước thải khoảng 25 m3/ngày đêm.
Theo trình bày của ông Cao Tuấn Dũng, Phó Tổng giám đốc HVS, việc nhà ăn số 4 không có hệ thống xử lý nước thải là do nếu thi công đường ống thu gom nước thải từ đây để đấu nối với hệ thống xử lý nước thải chung, sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, vì liên quan đến một số hệ thống ngầm (điện, nước..) đã có trước đây.
Đoàn kiểm tra đã lấy các mẫu nước thải để nhờ cơ quan chức năng kiểm định mức độ nhiễm bẩn.
HVS đóng tại xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, là liên doanh giữa Tập đoàn Hyundai (Hàn Quốc) và Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam.
Ngoài việc đang tồn đọng hơn 800.000 tấn hạt nix đã qua sử dụng sau quá trình hơn 10 năm làm dịch vụ sửa chữa tàu biển, làm ô nhiễm môi trường trong khu vực dân cư quanh nhà máy, vào năm 2008, HVS còn vi phạm luật môi trường khi cho đổ trộm tại xã Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa hàng trăm tấn chất thải độc hại (hỗn hợp từ dầu thải, gỗ mục, chất gỉ kim loại sắt, đồng, chì, crôm)./.
Tiên Minh (TTXVN/Vietnam+)