Theo thử nghiệm lâm sàng do các nhà nghiên cứu ung thư thuộc trường Đại học bang Ohio, Mỹ, đăng trên tạp chí Clinical Oncology, chất thử nghiệm selumetinib cho thấy kết quả hứa hẹn ở những người mắc ung túi mật giai đoạn tiến triển.
Selumetinib, hay còn gọi là AZD6244 (ARRY-142886), ngăn chặn loại protein MEK mà các tế bào ung thư cần để sản sinh nhanh và sống sót.
Ung thư túi mật xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh phát triển thay đổi (đột biến) trong DNA. Những đột biến này khiến các tế bào phát triển không thể kiểm soát và tiếp tục sống khi các tế bào khác thường sẽ chết.
Các tế bào tích tụ thành một khối u có thể phát triển vượt ra ngoài túi mật và lây lan sang các khu vực khác của cơ thể. Hầu hết các ung thư túi mật bắt đầu từ các tế bào lót mặt trong của túi mật.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 100.000 người bị chẩn đoán mắc ung thư túi mật. Phần lớn những người bệnh bị phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, khiến việc chữa trị rất khó khăn.
Nghiên cứu trên thực hiện với 28 bệnh nhân mắc ung thư túi mật giai đoạn hai.
Một trong những tác giả nghiên cứu trên, tiến sĩ Tanios Bekaii-Saab nói: “Hiện chúng ta không có một phương pháp trị liệu chuẩn nào cho bệnh này."
Tiến sĩ nói thêm: "Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra một lý do xác đáng để phát triển chất selumetinib tiến xa hơn trong các thí nghiệm quy mô lớn hơn, có thể là kết hợp với các loại thuốc khác. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể tạo ra một liệu pháp chuẩn để chữa cho những người bị ung thư túi mật trong tương lai gần.”
Một trong số 18 đối tượng trên đã có tương thích hoàn toàn - khối u ác tính co lại đến mức không thể phát hiện được, hai người khác cho thấy sự co lại một phần của khối u. 17 người trong số này khối u ngừng phát triển trong khoảng thời gian lên đến 16 tuần.
Các nhà nghiên cứu trên còn phát hiện những bệnh nhân thiếu protein mục tiêu pERK dường như không tương thích với chất này, điều này cho thấy chất selumetinib có thể không có tác dụng nếu thiếu protein pERK ở các tế bào ung thư.
Ông Saab nói: “Phát hiện này cho thấy chúng ta có thể xác định người bệnh nào có khả năng tương thích với thuốc nhiều nhất.”./.
Selumetinib, hay còn gọi là AZD6244 (ARRY-142886), ngăn chặn loại protein MEK mà các tế bào ung thư cần để sản sinh nhanh và sống sót.
Ung thư túi mật xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh phát triển thay đổi (đột biến) trong DNA. Những đột biến này khiến các tế bào phát triển không thể kiểm soát và tiếp tục sống khi các tế bào khác thường sẽ chết.
Các tế bào tích tụ thành một khối u có thể phát triển vượt ra ngoài túi mật và lây lan sang các khu vực khác của cơ thể. Hầu hết các ung thư túi mật bắt đầu từ các tế bào lót mặt trong của túi mật.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 100.000 người bị chẩn đoán mắc ung thư túi mật. Phần lớn những người bệnh bị phát hiện ở giai đoạn muộn hơn, khiến việc chữa trị rất khó khăn.
Nghiên cứu trên thực hiện với 28 bệnh nhân mắc ung thư túi mật giai đoạn hai.
Một trong những tác giả nghiên cứu trên, tiến sĩ Tanios Bekaii-Saab nói: “Hiện chúng ta không có một phương pháp trị liệu chuẩn nào cho bệnh này."
Tiến sĩ nói thêm: "Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra một lý do xác đáng để phát triển chất selumetinib tiến xa hơn trong các thí nghiệm quy mô lớn hơn, có thể là kết hợp với các loại thuốc khác. Chúng tôi hy vọng sẽ có thể tạo ra một liệu pháp chuẩn để chữa cho những người bị ung thư túi mật trong tương lai gần.”
Một trong số 18 đối tượng trên đã có tương thích hoàn toàn - khối u ác tính co lại đến mức không thể phát hiện được, hai người khác cho thấy sự co lại một phần của khối u. 17 người trong số này khối u ngừng phát triển trong khoảng thời gian lên đến 16 tuần.
Các nhà nghiên cứu trên còn phát hiện những bệnh nhân thiếu protein mục tiêu pERK dường như không tương thích với chất này, điều này cho thấy chất selumetinib có thể không có tác dụng nếu thiếu protein pERK ở các tế bào ung thư.
Ông Saab nói: “Phát hiện này cho thấy chúng ta có thể xác định người bệnh nào có khả năng tương thích với thuốc nhiều nhất.”./.
Anh Minh (Vietnam+)