Ngày 7/2, các chính đảng ở Hy Lạp lại trì hoãn đàm phán về điều kiện nhận gói cứu trợ vỡ nợ thứ hai từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khiến dư luận lo ngại quốc gia này "làm ngơ" trước những lời cảnh báo từ một số quan chức EU rằng Khu vực đồng euro có thể tồn tại mà không có Hy Lạp.
Giải thích về bế tắc hiện nay, một quan chức Hy Lạp giấu tên cho biết các nhà lãnh đạo chính trị nước này không có đủ thời gian để xem xét các điều kiện trong thỏa thuận cứu trợ vì nửa giờ trước khi cuộc họp bắt đầu, họ vẫn chưa nhận được thỏa thuận dự thảo.
Ông George Karatzaferis, người đứng đầu đảng LAOS, nhấn mạnh các chính đảng không thể chỉ nói một tiếng "Có" hay "Không," trừ phi các quan chức hữu quan đảm bảo với họ rằng các điều kiện cứu trợ là hợp hiến và có thể giúp đưa Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng. Ông này khẳng định các chính đảng biết rõ khi nào cần đi đến thỏa thuận vì điều đó liên quan đến vận mệnh của đất nước.
Giới chức Khu vực đồng euro muốn Hy Lạp nhất trí với gói cứu trợ thứ hai để thỏa thuận này có thể được Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF thông qua vào ngày 15/2 tới. Đây cũng là điều kiện để Athens được giải ngân các khoản cứu trợ tiếp theo từ gói cứu trợ thứ nhất nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ công vào ngày 20/3 tới.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos kêu gọi đi đến thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai vào ngày 5/2 vừa qua, song các cuộc đàm phán về vấn đề này liên tục thất bại trong hai ngày tiếp theo.
Các chính đảng không muốn chấp nhận những điều kiện nhận cứu trợ cứng rắn trong gói cứu trợ này, vì điều đó đồng nghĩa với một sự sụt giảm mạnh mức sống đối với nhiều người dân Hy Lạp, đặc biệt trong bối cảnh họ phải giành giật lá phiếu của cử tri trong cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào tháng Tư tới.
Trong những ngày qua, một số nhà hoạch định chính sách EU đã công khai nói về việc "trục xuất" Hy Lạp khỏi Khu vực đồng euro. Phát biểu trên Đài phát thanh NOS của Hà Lan, Thủ tướng nước này Mark Rutte khẳng định Khu vực đồng euro đủ mạnh để tồn tại sau khi Hy Lạp rút ra ngoài.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin phát tín hiệu cho thấy chín nước thành viên Khu vực đồng euro sẵn sàng xúc tiến việc áp thuế giao dịch tài chính (FTT) do Paris khởi xướng.
Văn phòng của ông Baroin cho biết người đứng đầu Bộ Tài chính Pháp đã gửi đến Chủ tịch luân phiên EU một bức thư có chữ ký của chín nước thành viên Khu vực đồng euro, đề nghị xem xét dự luật về FTT vào mùa Hè tới.
Các quan chức ký tên vào văn bản này gồm Thủ tướng Italy Mario Monti và các bộ trưởng tài chính của Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hy Lạp, Pháp, Phần Lan và Tây Ban Nha.
Trong thư, các quan chức này khẳng định FTT là cần thiết nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng từ khu vực tài chính cho các chi phí giải quyết khủng hoảng tài chính và cải thiện việc điều phối thị trường.
Tháng trước, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố nước này sẽ áp thuế FTT vào tháng 8/2012. Theo đó, mức thuế FTT 0,1% sẽ được "đánh" vào các giao dịch cổ phiếu thuộc các công ty đóng trụ sở trên lãnh thổ Pháp và những giao dịch thị trường vượt quá 1 tỷ euro./.
Giải thích về bế tắc hiện nay, một quan chức Hy Lạp giấu tên cho biết các nhà lãnh đạo chính trị nước này không có đủ thời gian để xem xét các điều kiện trong thỏa thuận cứu trợ vì nửa giờ trước khi cuộc họp bắt đầu, họ vẫn chưa nhận được thỏa thuận dự thảo.
Ông George Karatzaferis, người đứng đầu đảng LAOS, nhấn mạnh các chính đảng không thể chỉ nói một tiếng "Có" hay "Không," trừ phi các quan chức hữu quan đảm bảo với họ rằng các điều kiện cứu trợ là hợp hiến và có thể giúp đưa Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng. Ông này khẳng định các chính đảng biết rõ khi nào cần đi đến thỏa thuận vì điều đó liên quan đến vận mệnh của đất nước.
Giới chức Khu vực đồng euro muốn Hy Lạp nhất trí với gói cứu trợ thứ hai để thỏa thuận này có thể được Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF thông qua vào ngày 15/2 tới. Đây cũng là điều kiện để Athens được giải ngân các khoản cứu trợ tiếp theo từ gói cứu trợ thứ nhất nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ công vào ngày 20/3 tới.
Tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Evangelos Venizelos kêu gọi đi đến thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai vào ngày 5/2 vừa qua, song các cuộc đàm phán về vấn đề này liên tục thất bại trong hai ngày tiếp theo.
Các chính đảng không muốn chấp nhận những điều kiện nhận cứu trợ cứng rắn trong gói cứu trợ này, vì điều đó đồng nghĩa với một sự sụt giảm mạnh mức sống đối với nhiều người dân Hy Lạp, đặc biệt trong bối cảnh họ phải giành giật lá phiếu của cử tri trong cuộc tổng tuyển cử, dự kiến diễn ra vào tháng Tư tới.
Trong những ngày qua, một số nhà hoạch định chính sách EU đã công khai nói về việc "trục xuất" Hy Lạp khỏi Khu vực đồng euro. Phát biểu trên Đài phát thanh NOS của Hà Lan, Thủ tướng nước này Mark Rutte khẳng định Khu vực đồng euro đủ mạnh để tồn tại sau khi Hy Lạp rút ra ngoài.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Pháp Francois Baroin phát tín hiệu cho thấy chín nước thành viên Khu vực đồng euro sẵn sàng xúc tiến việc áp thuế giao dịch tài chính (FTT) do Paris khởi xướng.
Văn phòng của ông Baroin cho biết người đứng đầu Bộ Tài chính Pháp đã gửi đến Chủ tịch luân phiên EU một bức thư có chữ ký của chín nước thành viên Khu vực đồng euro, đề nghị xem xét dự luật về FTT vào mùa Hè tới.
Các quan chức ký tên vào văn bản này gồm Thủ tướng Italy Mario Monti và các bộ trưởng tài chính của Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hy Lạp, Pháp, Phần Lan và Tây Ban Nha.
Trong thư, các quan chức này khẳng định FTT là cần thiết nhằm đảm bảo sự đóng góp công bằng từ khu vực tài chính cho các chi phí giải quyết khủng hoảng tài chính và cải thiện việc điều phối thị trường.
Tháng trước, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tuyên bố nước này sẽ áp thuế FTT vào tháng 8/2012. Theo đó, mức thuế FTT 0,1% sẽ được "đánh" vào các giao dịch cổ phiếu thuộc các công ty đóng trụ sở trên lãnh thổ Pháp và những giao dịch thị trường vượt quá 1 tỷ euro./.
(TTXVN/Vietnam+)