Sáng 21/3, với 213 phiếu ủng hộ, 79 phiếu chống, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro (172 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm tránh thảm họa kinh tế có thể đẩy nước này đến tình trạng phá sản hoàn toàn.
Truyền hình nhà nước dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp, ông Grigoris Niotis, cho biết thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai đã nhận được sự hậu thuẫn của đảng Xã hội (PASOK) và đảng Dân chủ mới (ND) bảo thủ, hai đảng chiếm đa số trong quốc hội và ủng hộ chính phủ lâm thời của Thủ tướng Lucas Papademos.
Theo ông Niotis, việc Quốc hội Hy Lạp thông qua thỏa thuận cứu trợ trên là những thủ tục pháp lý cuối cùng nhằm giúp nước này sớm nhận được tiền cứu trợ từ các định chế tài chính quốc tế.
Trước đó, Chính phủ Hy Lạp đã khai thông bế tắc trong tiến trình đàm phán kéo dài nhiều tháng giữa các đảng tham gia liên minh cầm quyền nhằm đạt được sự nhất trí cho gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro này.
Thủ tướng Papademos từng cảnh báo nếu Athens không đạt thỏa thuận về cứu trợ vỡ nợ và nếu Hy Lạp vỡ nợ công vào tháng 3 thì "xứ sở thần thoại" sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn về kinh tế và xã hội không thể kiểm soát được, đồng thời sớm muộn sẽ bị trục xuất ra khỏi Khu vực đồng euro.
Mặc dù thỏa thuận cứu trợ cùng với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" khắc nghiệt đã đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng quốc tế và các định chế tài chính thế giới, song việc cắt giảm lương, sa thải bớt người lao động thuộc khu vực nhà nước và cải cách cơ cấu... vẫn vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các tầng lớp nhân dân Hy Lạp.
Ngay sau khi thỏa thuận trên được quốc hội thông qua, Đảng Cộng sản Hy Lạp đã phát động nhiều cuộc biểu tình mới trên phạm vi cả nước nhằm phản đối các chính sách khắc khổ của chính phủ. Khoảng 10.000 người đã tập trung tại quảng trường Syntagma, nằm ngay phía trước tòa nhà quốc hội, mang theo nhiều khẩu hiệu, băngrôn như: "Chúng tôi nói không với việc cắt giảm lương," "Chúng tôi không chấp nhận quay trở lại thời kỳ Trung cổ"...
Trong khi đó, các công đoàn lao động vẫn tiếp tục phát động nhiều hoạt động phản đối trên diện rộng. Cuộc đình công của các nhân viên ngành khai thác cá kéo dài 48 giờ kể từ ngày 19/3, cũng như của các nhân viên y tế cộng đồng và tòa án, đã làm tê liệt nhiều hoạt động liên quan.
Các nhà phân tích chính trị cho rằng Hy Lạp sẽ chưa hết khó khăn khi cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới có thể khiến sự tập trung của Athens vào chương trình cải cách kinh tế bị xao nhãng, và chính phủ kế nhiệm, nhiều khả năng là liên minh mới gồm cả đại diện của ND - PASOK, có thể sẽ chưa thực hiện được ngay những biện pháp giúp Athens thoát khỏi khủng hoảng và trở lại với tăng trưởng kinh tế.
Trong một động thái liên quan, ngày 20/3, Hy Lạp đã nhận được khoản giải ngân đầu tiên trị giá 7,5 tỷ euro (9,9 tỷ USD) của gói cứu trợ mới, trong đó 5,9 tỷ euro từ các nước Khu vực đồng euro (Eurozone) và 1,6 tỷ euro từ IMF./.
Truyền hình nhà nước dẫn lời Phó Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp, ông Grigoris Niotis, cho biết thỏa thuận về gói cứu trợ thứ hai đã nhận được sự hậu thuẫn của đảng Xã hội (PASOK) và đảng Dân chủ mới (ND) bảo thủ, hai đảng chiếm đa số trong quốc hội và ủng hộ chính phủ lâm thời của Thủ tướng Lucas Papademos.
Theo ông Niotis, việc Quốc hội Hy Lạp thông qua thỏa thuận cứu trợ trên là những thủ tục pháp lý cuối cùng nhằm giúp nước này sớm nhận được tiền cứu trợ từ các định chế tài chính quốc tế.
Trước đó, Chính phủ Hy Lạp đã khai thông bế tắc trong tiến trình đàm phán kéo dài nhiều tháng giữa các đảng tham gia liên minh cầm quyền nhằm đạt được sự nhất trí cho gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro này.
Thủ tướng Papademos từng cảnh báo nếu Athens không đạt thỏa thuận về cứu trợ vỡ nợ và nếu Hy Lạp vỡ nợ công vào tháng 3 thì "xứ sở thần thoại" sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn về kinh tế và xã hội không thể kiểm soát được, đồng thời sớm muộn sẽ bị trục xuất ra khỏi Khu vực đồng euro.
Mặc dù thỏa thuận cứu trợ cùng với các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" khắc nghiệt đã đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng quốc tế và các định chế tài chính thế giới, song việc cắt giảm lương, sa thải bớt người lao động thuộc khu vực nhà nước và cải cách cơ cấu... vẫn vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các tầng lớp nhân dân Hy Lạp.
Ngay sau khi thỏa thuận trên được quốc hội thông qua, Đảng Cộng sản Hy Lạp đã phát động nhiều cuộc biểu tình mới trên phạm vi cả nước nhằm phản đối các chính sách khắc khổ của chính phủ. Khoảng 10.000 người đã tập trung tại quảng trường Syntagma, nằm ngay phía trước tòa nhà quốc hội, mang theo nhiều khẩu hiệu, băngrôn như: "Chúng tôi nói không với việc cắt giảm lương," "Chúng tôi không chấp nhận quay trở lại thời kỳ Trung cổ"...
Trong khi đó, các công đoàn lao động vẫn tiếp tục phát động nhiều hoạt động phản đối trên diện rộng. Cuộc đình công của các nhân viên ngành khai thác cá kéo dài 48 giờ kể từ ngày 19/3, cũng như của các nhân viên y tế cộng đồng và tòa án, đã làm tê liệt nhiều hoạt động liên quan.
Các nhà phân tích chính trị cho rằng Hy Lạp sẽ chưa hết khó khăn khi cuộc bầu cử quốc hội dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 tới có thể khiến sự tập trung của Athens vào chương trình cải cách kinh tế bị xao nhãng, và chính phủ kế nhiệm, nhiều khả năng là liên minh mới gồm cả đại diện của ND - PASOK, có thể sẽ chưa thực hiện được ngay những biện pháp giúp Athens thoát khỏi khủng hoảng và trở lại với tăng trưởng kinh tế.
Trong một động thái liên quan, ngày 20/3, Hy Lạp đã nhận được khoản giải ngân đầu tiên trị giá 7,5 tỷ euro (9,9 tỷ USD) của gói cứu trợ mới, trong đó 5,9 tỷ euro từ các nước Khu vực đồng euro (Eurozone) và 1,6 tỷ euro từ IMF./.
(TTXVN)