Theo Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras, nước này có thể đạt được thỏa thuận với các nhà tài trợ quốc tế về gói các biện pháp khắc khổ mới vào ngày 23/9 tới, khi 2/3 số biện pháp đã được hoàn tất.
[Hy Lạp duyệt phác thảo gói tiết kiệm 11,5 tỷ euro]
Hy Lạp hiện đang đàm phán với ba nhà tài trợ là Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về chương trình tiết kiệm chi tiêu 11,5 tỷ euro (15 tỷ USD).
Tiến triển trong việc thực thi các biện pháp cắt giảm chi tiêu sẽ là điều kiện để nước này có thể nhận được khoản tiền tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro của gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro để tránh bị phá sản.
Người đứng đầu Nhóm làm việc về Hy Lạp của Ủy ban châu Âu, Horst Reichenbach, đánh giá những nỗ lực cải cách của nước này là "ấn tượng." Điều đáng hoan nghênh là chi phí lao động ở Hy Lạp trong quý I/2012 giảm mạnh nhất ở châu Âu, với mức giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nước này cũng đã lần đầu tiên có thặng dư tài khoản vãng lai trong hơn 2 năm vào tháng Bảy vừa qua.
Ông Stournaras cho biết trên danh nghĩa thâm hụt ngân sách cơ bản (không tính tới khoản thanh toán lãi suất) của Hy Lạp trong năm nay sẽ giảm xuống 2 tỷ euro, tương đương 1,5% GDP, cao hơn so với mục tiêu 1% mà EU và IMF đề ra trong thỏa thuận cứu trợ. Tuy nhiên, ông cho rằng nước này có thể đạt mục tiêu về thâm hụt ngân sách nếu có thêm thời gian.
Ông Stournaras cũng nhấn mạnh tới việc kinh tế Hy Lạp đã rơi vào suy thoái năm thứ 5, với mức suy giảm của năm 2012 sẽ vượt 6% và dự báo rằng tới năm 2014, nền kinh tế có thể sụt giảm tới 25% so với năm 2008, khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng. Bên cạnh đó, chương trình cải cách ở Hy Lạp cũng đã bị chậm trễ do hai cuộc bầu cử hồi tháng Năm và tháng Sáu.
Đại diện cho các chủ nợ tư nhân trong các cuộc đàm phán, Charles Dallara, Giám đốc quản lý Viện Tài chính Quốc tế, cho rằng Hy Lạp cần được hạ lãi suất cho gói cứu trợ thứ hai và có thêm ít nhất hai năm để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, điều kiện cần là Chính phủ Hy Lạp phải có những cam kết về cải cách tài chính.
Ông Dallara cho rằng những phản ứng đối với vấn đề nợ công của Hy Lạp đã tập trung quá nhiều vào các biện pháp khắc khổ trong ngắn hạn mà không chú ý đúng mức tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nước này trong dài hạn.
Các đối tác của Hy Lạp miễn cưỡng bàn về khả năng dành thêm thời gian cho Hy Lạp, do lo ngại điều này sẽ làm giảm sức ép đối với nước này trong việc thực hiện các cải cách. Tuy nhiên, Thủ lĩnh đảng xã hội Pasok của Hy Lạp, Evangelos Venizelos nói rằng các cuộc thảo luận về mặt kỹ thuật đang được tiến hành với giả định rằng Hy Lạp sẽ có thêm hai năm để hạ thâm hụt ngân sách.
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde tuần trước nói rằng các nhà tài trợ có thể đồng ý gia hạn ở một mức độ nào đó cho Hy Lạp./.
[Hy Lạp duyệt phác thảo gói tiết kiệm 11,5 tỷ euro]
Hy Lạp hiện đang đàm phán với ba nhà tài trợ là Liên minh châu Âu (EU), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) về chương trình tiết kiệm chi tiêu 11,5 tỷ euro (15 tỷ USD).
Tiến triển trong việc thực thi các biện pháp cắt giảm chi tiêu sẽ là điều kiện để nước này có thể nhận được khoản tiền tiếp theo trị giá 31,5 tỷ euro của gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro để tránh bị phá sản.
Người đứng đầu Nhóm làm việc về Hy Lạp của Ủy ban châu Âu, Horst Reichenbach, đánh giá những nỗ lực cải cách của nước này là "ấn tượng." Điều đáng hoan nghênh là chi phí lao động ở Hy Lạp trong quý I/2012 giảm mạnh nhất ở châu Âu, với mức giảm 11,5% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nước này cũng đã lần đầu tiên có thặng dư tài khoản vãng lai trong hơn 2 năm vào tháng Bảy vừa qua.
Ông Stournaras cho biết trên danh nghĩa thâm hụt ngân sách cơ bản (không tính tới khoản thanh toán lãi suất) của Hy Lạp trong năm nay sẽ giảm xuống 2 tỷ euro, tương đương 1,5% GDP, cao hơn so với mục tiêu 1% mà EU và IMF đề ra trong thỏa thuận cứu trợ. Tuy nhiên, ông cho rằng nước này có thể đạt mục tiêu về thâm hụt ngân sách nếu có thêm thời gian.
Ông Stournaras cũng nhấn mạnh tới việc kinh tế Hy Lạp đã rơi vào suy thoái năm thứ 5, với mức suy giảm của năm 2012 sẽ vượt 6% và dự báo rằng tới năm 2014, nền kinh tế có thể sụt giảm tới 25% so với năm 2008, khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng. Bên cạnh đó, chương trình cải cách ở Hy Lạp cũng đã bị chậm trễ do hai cuộc bầu cử hồi tháng Năm và tháng Sáu.
Đại diện cho các chủ nợ tư nhân trong các cuộc đàm phán, Charles Dallara, Giám đốc quản lý Viện Tài chính Quốc tế, cho rằng Hy Lạp cần được hạ lãi suất cho gói cứu trợ thứ hai và có thêm ít nhất hai năm để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên, điều kiện cần là Chính phủ Hy Lạp phải có những cam kết về cải cách tài chính.
Ông Dallara cho rằng những phản ứng đối với vấn đề nợ công của Hy Lạp đã tập trung quá nhiều vào các biện pháp khắc khổ trong ngắn hạn mà không chú ý đúng mức tới việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nước này trong dài hạn.
Các đối tác của Hy Lạp miễn cưỡng bàn về khả năng dành thêm thời gian cho Hy Lạp, do lo ngại điều này sẽ làm giảm sức ép đối với nước này trong việc thực hiện các cải cách. Tuy nhiên, Thủ lĩnh đảng xã hội Pasok của Hy Lạp, Evangelos Venizelos nói rằng các cuộc thảo luận về mặt kỹ thuật đang được tiến hành với giả định rằng Hy Lạp sẽ có thêm hai năm để hạ thâm hụt ngân sách.
Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde tuần trước nói rằng các nhà tài trợ có thể đồng ý gia hạn ở một mức độ nào đó cho Hy Lạp./.
Lê Minh (TTXVN)