Chính phủ liên hiệp của HyLạp đã nhất trí về những điểm chính của gói thắt lưng buộc bụng trị giá hàng tỷeuro cần thiết để đổi lấy các khoản cho vay của Liên minh châu Âu (EU) và QuỹTiền tệ quốc tế (IMF).
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yiannis Stournaras ngày 27/9 cho biết như trên saumột cuộc họp giữa Thủ tướng Antonis Samaras và các đồng minh chính trị.
Khi đề cập đến "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp gồm EU, IMF và Ngân hàng Trungương châu Âu (ECB), Bộ trưởng Stournaras nêu rõ trước tiên Hy Lạp phải nhất trívới nhóm bộ ba và sau đó là các đồng nghiệp EU.
Theo ông, các biện pháp ngân sách được thông qua gồm cắt giảm chi tiêu 11,5 tỷeuro (tương đương 14,8 tỷ USD) trong giai đoạn 2013-2014 và tăng tổng thu thêm 2tỷ euro trong hai năm tới thông qua cải cách thuế cũng như thu thuế.
Trước đó, nhóm "bộ ba" chủ nợ của Hy Lạp đã cho chính phủ nước này một tuần đểnhất trí về gói cắt giảm trên.
Trong khi đó, các nguồn tin cho biết "bộ ba" nói trên vẫn bất đồng về cáchthức kéo nước này ra khỏi bờ vực khủng hoảng nợ công, cụ thể là nhữngmâu thuẫn giữa IMF và EU.
EU muốn chờ xem điều gì sẽ xảy ra với Tây Ban Nha và Italia, thậm chítới sau cuộc tổng tuyển cử ở Đức vào năm 2013. EU cũng muốn dành choHy Lạp thêm thời gian để đáp ứng các điều kiện nhận cứu trợ, do longại nếu ép Athens đẩy nhanh tiến trình này, có nghĩa là Xứ sở thầnthoại buộc phải xin cứu trợ thêm. Trong khi đó, IMF muốn EU đưa ra mộtgiải pháp toàn diện cho các vấn đề đang tồn tại trong khu vực này.
Giới quan sát cho rằng những tranh cãi trong kế hoạch cứu trợ vỡ nợdành cho Hy Lạp phản ánh những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng cắtgiảm nợ công của Hy Lạp, hiện tương đương 160% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)của nước này, cũng như khả năng Hy Lạp có thể khôi phục lòng tin đốivới các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ của nướcnày.
Hy Lạp đang đàm phán với nhóm "bộ ba" để được giải ngân phần cứu trợ31,5 tỷ euro, trong gói cứu trợ thứ hai từ EU và IMF, nhằm giúp nướcnày thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công vào mùa Thu này.
Nhiều nhà kinh tế lo ngại quá trình đàm phán có thể ngừng trệ kéodài, trong khi một số ngân hàng tỏ ý muốn Hy Lạp rút khỏi khu vựcđồng euro, kịch bản đe dọa sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu./.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yiannis Stournaras ngày 27/9 cho biết như trên saumột cuộc họp giữa Thủ tướng Antonis Samaras và các đồng minh chính trị.
Khi đề cập đến "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp gồm EU, IMF và Ngân hàng Trungương châu Âu (ECB), Bộ trưởng Stournaras nêu rõ trước tiên Hy Lạp phải nhất trívới nhóm bộ ba và sau đó là các đồng nghiệp EU.
Theo ông, các biện pháp ngân sách được thông qua gồm cắt giảm chi tiêu 11,5 tỷeuro (tương đương 14,8 tỷ USD) trong giai đoạn 2013-2014 và tăng tổng thu thêm 2tỷ euro trong hai năm tới thông qua cải cách thuế cũng như thu thuế.
Trước đó, nhóm "bộ ba" chủ nợ của Hy Lạp đã cho chính phủ nước này một tuần đểnhất trí về gói cắt giảm trên.
Trong khi đó, các nguồn tin cho biết "bộ ba" nói trên vẫn bất đồng về cáchthức kéo nước này ra khỏi bờ vực khủng hoảng nợ công, cụ thể là nhữngmâu thuẫn giữa IMF và EU.
EU muốn chờ xem điều gì sẽ xảy ra với Tây Ban Nha và Italia, thậm chítới sau cuộc tổng tuyển cử ở Đức vào năm 2013. EU cũng muốn dành choHy Lạp thêm thời gian để đáp ứng các điều kiện nhận cứu trợ, do longại nếu ép Athens đẩy nhanh tiến trình này, có nghĩa là Xứ sở thầnthoại buộc phải xin cứu trợ thêm. Trong khi đó, IMF muốn EU đưa ra mộtgiải pháp toàn diện cho các vấn đề đang tồn tại trong khu vực này.
Giới quan sát cho rằng những tranh cãi trong kế hoạch cứu trợ vỡ nợdành cho Hy Lạp phản ánh những lo ngại sâu sắc hơn về khả năng cắtgiảm nợ công của Hy Lạp, hiện tương đương 160% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)của nước này, cũng như khả năng Hy Lạp có thể khôi phục lòng tin đốivới các nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng mua trái phiếu chính phủ của nướcnày.
Hy Lạp đang đàm phán với nhóm "bộ ba" để được giải ngân phần cứu trợ31,5 tỷ euro, trong gói cứu trợ thứ hai từ EU và IMF, nhằm giúp nướcnày thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ công vào mùa Thu này.
Nhiều nhà kinh tế lo ngại quá trình đàm phán có thể ngừng trệ kéodài, trong khi một số ngân hàng tỏ ý muốn Hy Lạp rút khỏi khu vựcđồng euro, kịch bản đe dọa sự tồn tại của đồng tiền chung châu Âu./.
(TTXVN)