Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos ngày 4/1 cảnh báo nước này đang đối mặt với nguy cơ "vỡ nợ không thể kiểm soát" vào tháng Ba tới nếu các nghiệp đoàn và chủ lao động không thể nhanh chóng thống nhất về những biện pháp cắt giảm chi phí lao động để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Theo AFP, tại một loạt cuộc họp với các đối tác trong phe xã hội, ông Papademos cho rằng vấn đề về lao động sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá của Liên minh Châu Âu-Quỹ Tiền tệ Quốc tế (EU-IMF) đối với nền kinh tế Hy Lạp vào cuối tháng này, vốn sẽ quyết định đến việc ký một thỏa thuận cứu nợ.
Ông cảnh báo: "Nếu không có thỏa thuận này và nguồn tiền liên quan đến nó, Hy Lạp sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ không thể kiểm soát ngay trong tháng Ba. Các đối tác phe xã hội phải hết sức nỗ lực trong quá trình thương lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy tỷ lệ việc làm. Chúng ta không thể trông đợi các nước EU khác cũng như các tổ chức quốc tế tiếp tục tài trợ cho một đất nước không thích nghi với thực tế và không giải quyết được các vấn đề của mình."
Trước đó cùng ngày, tổ chức công đoàn hàng đầu ở Hy Lạp đã bác bỏ những lời kêu gọi đòi cắt giảm chi phí lao động và khẳng định sẽ buộc các chủ lao động duy trì những thỏa thuận hiện hành về tiền lương. Trước đó EU, IMF và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), lần đầu cứu Hy Lạp khỏi bị phá sản trong năm 2010, đã đề nghị chính phủ nước này sửa đổi các thỏa thuận về tiền lương ở khu vực tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
Chính phủ Hy Lạp đến nay vẫn từ chối lời kêu gọi đó, lo ngại biện pháp này sẽ tác động mạnh đến tình trạng thất nghiệp vào thời điểm đã tới có gần 900.000 người không có việc làm./.
Theo AFP, tại một loạt cuộc họp với các đối tác trong phe xã hội, ông Papademos cho rằng vấn đề về lao động sẽ ảnh hưởng đến sự đánh giá của Liên minh Châu Âu-Quỹ Tiền tệ Quốc tế (EU-IMF) đối với nền kinh tế Hy Lạp vào cuối tháng này, vốn sẽ quyết định đến việc ký một thỏa thuận cứu nợ.
Ông cảnh báo: "Nếu không có thỏa thuận này và nguồn tiền liên quan đến nó, Hy Lạp sẽ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ không thể kiểm soát ngay trong tháng Ba. Các đối tác phe xã hội phải hết sức nỗ lực trong quá trình thương lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy tỷ lệ việc làm. Chúng ta không thể trông đợi các nước EU khác cũng như các tổ chức quốc tế tiếp tục tài trợ cho một đất nước không thích nghi với thực tế và không giải quyết được các vấn đề của mình."
Trước đó cùng ngày, tổ chức công đoàn hàng đầu ở Hy Lạp đã bác bỏ những lời kêu gọi đòi cắt giảm chi phí lao động và khẳng định sẽ buộc các chủ lao động duy trì những thỏa thuận hiện hành về tiền lương. Trước đó EU, IMF và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), lần đầu cứu Hy Lạp khỏi bị phá sản trong năm 2010, đã đề nghị chính phủ nước này sửa đổi các thỏa thuận về tiền lương ở khu vực tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh.
Chính phủ Hy Lạp đến nay vẫn từ chối lời kêu gọi đó, lo ngại biện pháp này sẽ tác động mạnh đến tình trạng thất nghiệp vào thời điểm đã tới có gần 900.000 người không có việc làm./.
(Vietnam+)