Tất cả các đơn vị quân đội ở quận Attica, xung quanh thủ đô Athens của Hy Lạp chiều 5/5 đã được đặt trong tình trạng báo động sau khi xảy ra vụ tấn công bằng bom làm ba người thiệt mạng và các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" của chính phủ.
Bộ trưởng Quốc phòng Evangelos Venizelos đã ra lệnh cho tất cả các lực lượng quân đội đóng quanh thủ đô sẵn sàng trực chiến nhằm đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Theo đại diện các công đoàn Hy Lạp, hơn 150.000 người biểu tình đã đổ ra các đường phố tại thủ đô Athens để phản đối các biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhằm đổi lấy gói cứu trợ chung của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giúp nước này thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.
Những người biểu tình quá khích đã ném vỡ cửa sổ và ném bom xăng vào các tòa nhà khiến cảnh sát phải dùng hơi cay để ngăn chặn. Các nhà tổ chức cho biết đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Hy Lạp.
Trước tình hình hết sức nguy cấp tại Hy Lạp, EU dự kiến triệu tập hội nghị bất thường lãnh đạo các nước Khu vực đồng euro để bàn về việc triển khai gói cứu trợ khẩn cấp EU/IMF trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp trong ba năm tới, đồng thời rút kinh nghiệm trong quản lý khu vực từ sau khủng hoảng.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo mức thâm hụt ngân sách của Anh trong năm 2010 sẽ lên tới 12% GDP của nước này, trở thành nước có mức thâm hụt ngân sách cao nhất EU. Cảnh báo trên, cao hơn mức do bộ Tài chính Anh, được đưa ra một ngày trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử Anh, thực sự là một cú sốc tác động không nhỏ đến tâm lý các cử tri Anh.
Không chỉ ảnh hưởng tới các nước trong khu vực, cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đang gây ra những tác động mạnh đối với chính sách tiền tệ của Na Uy, nền kinh tế không thuộc Khu vực đồng euro. Ngân hàng trung ương Na Uy đã buộc phải tăng lãi suất lên mức 2% để tránh nguy cơ phát triển quá nóng của nền kinh tế so với các nước châu Âu khác.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại rằng quyết định này có thể tác động đến các công ty xuất khẩu của Na Uy, giảm tính cạnh tranh so với các đối tác trong khu vực, đồng thời ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng thất nghiệp tại quốc gia trên bán đảo Scandinavia này.
Dù các nền kinh tế như Đức, Anh vẫn được cho là tương đối “vững” trước lo ngại về sự lây lan của cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp, song các thị trường tài chính đã không cho thấy dấu hiệu vững tin. Có nhiều quan ngại rằng các khoản nợ liên đới giữa ngân hàng các nước châu Âu có khả năng gây ra phản ứng dây chuyền, một khi mắt xích nào đó, chẳng hạn như Tây Ban Nha, gặp khó khăn.
Trước những diễn biến tài chính phức tạp tại nhiều nước châu Âu, tỷ giá đồng euro so với đồng USD ngày 5/5 đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng một năm qua, khi 1 euro chỉ đổi được 1,2935 USD. Đây cũng là lần đầu tiên thị trường chứng khoán New York, Mỹ bị ảnh hưởng khi thị trường chứng khoán châu Âu bị chao đảo, do các nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng từ Hy Lạp sẽ tiếp tục lan qua các nước châu Âu khác./.
Bộ trưởng Quốc phòng Evangelos Venizelos đã ra lệnh cho tất cả các lực lượng quân đội đóng quanh thủ đô sẵn sàng trực chiến nhằm đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Theo đại diện các công đoàn Hy Lạp, hơn 150.000 người biểu tình đã đổ ra các đường phố tại thủ đô Athens để phản đối các biện pháp cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhằm đổi lấy gói cứu trợ chung của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giúp nước này thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.
Những người biểu tình quá khích đã ném vỡ cửa sổ và ném bom xăng vào các tòa nhà khiến cảnh sát phải dùng hơi cay để ngăn chặn. Các nhà tổ chức cho biết đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua tại Hy Lạp.
Trước tình hình hết sức nguy cấp tại Hy Lạp, EU dự kiến triệu tập hội nghị bất thường lãnh đạo các nước Khu vực đồng euro để bàn về việc triển khai gói cứu trợ khẩn cấp EU/IMF trị giá 110 tỷ euro dành cho Hy Lạp trong ba năm tới, đồng thời rút kinh nghiệm trong quản lý khu vực từ sau khủng hoảng.
Cùng ngày, Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo mức thâm hụt ngân sách của Anh trong năm 2010 sẽ lên tới 12% GDP của nước này, trở thành nước có mức thâm hụt ngân sách cao nhất EU. Cảnh báo trên, cao hơn mức do bộ Tài chính Anh, được đưa ra một ngày trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử Anh, thực sự là một cú sốc tác động không nhỏ đến tâm lý các cử tri Anh.
Không chỉ ảnh hưởng tới các nước trong khu vực, cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp đang gây ra những tác động mạnh đối với chính sách tiền tệ của Na Uy, nền kinh tế không thuộc Khu vực đồng euro. Ngân hàng trung ương Na Uy đã buộc phải tăng lãi suất lên mức 2% để tránh nguy cơ phát triển quá nóng của nền kinh tế so với các nước châu Âu khác.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo ngại rằng quyết định này có thể tác động đến các công ty xuất khẩu của Na Uy, giảm tính cạnh tranh so với các đối tác trong khu vực, đồng thời ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và làm gia tăng thất nghiệp tại quốc gia trên bán đảo Scandinavia này.
Dù các nền kinh tế như Đức, Anh vẫn được cho là tương đối “vững” trước lo ngại về sự lây lan của cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp, song các thị trường tài chính đã không cho thấy dấu hiệu vững tin. Có nhiều quan ngại rằng các khoản nợ liên đới giữa ngân hàng các nước châu Âu có khả năng gây ra phản ứng dây chuyền, một khi mắt xích nào đó, chẳng hạn như Tây Ban Nha, gặp khó khăn.
Trước những diễn biến tài chính phức tạp tại nhiều nước châu Âu, tỷ giá đồng euro so với đồng USD ngày 5/5 đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng một năm qua, khi 1 euro chỉ đổi được 1,2935 USD. Đây cũng là lần đầu tiên thị trường chứng khoán New York, Mỹ bị ảnh hưởng khi thị trường chứng khoán châu Âu bị chao đảo, do các nhà đầu tư lo ngại cuộc khủng hoảng từ Hy Lạp sẽ tiếp tục lan qua các nước châu Âu khác./.
(TTXVN/Vietnam+)