Ngày 10/10, Hy Lạp tuyên bố sẽ đáp ứng mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách trong năm nay, song Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nước này có thể vẫn phải cắt giảm chi tiêu nhiều hơn nữa.
Thứ trưởng Tài chính Hy Lạp Christos Staikouras cho biết thâm hụt ngân sách nhà nước trong thời gian từ tháng Một đến tháng Chín năm nay dừng ở mức 2,66 tỷ euro (3,6 tỷ USD), giảm rất mạnh so với mục tiêu 8,27 tỷ euro.
Nếu không tính chi phí vay nợ, Hy Lạp đạt số dư 2,62 tỷ euro, cao hơn mục tiêu đề ra ban đầu. Theo ông Staikouras, đây là những dấu hiệu tích cực đầu tiên cho thấy kinh tế Hy Lạp đang thoát khỏi khủng hoảng.
Chính phủ dự báo kinh tế và thị trường việc làm sẽ tăng trưởng trở lại trong năm tới, nhưng với tốc độ chậm.
Trong báo cáo mới đây, IMF khẳng định Athens vẫn cần tìm ra những biện pháp tiết kiệm chi tiêu mới cho đến năm 2016. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Christine Lagarde thừa nhận đàm phán về những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới với Hy Lạp vào lúc này là còn quá sớm và chi tiết liên quan các biện pháp mới phụ thuộc vào hiệu quả thực hiện các cải cách về thuế và chương trình tư nhân hóa ở Hy Lạp.
Bà tiết lộ các chủ nợ trong Liên minh châu Âu (EU) tham gia cứu trợ Hy Lạp có thể sẽ phải xóa một số khoản nợ nhằm giúp duy trì nợ công của nước này ở mức "quản lý được", mặc dù các chủ nợ lớn như Đức sẽ khó chấp nhận giải pháp như vậy.
Sau bốn năm thực hiện các biện pháp khắc khổ khiến kinh tế bị tàn phá, Hy Lạp vẫn phải vật lộn để cứu khu vực tài chính công. Nợ công của nước này trong năm nay vẫn tương đương 175,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi phải giảm xuống dưới 110% vào năm 2022 như đã cam kết với các chủ nợ.
Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp vẫn cao nhất trong các nước EU, lên tới 27,6% lực lượng lao động trong tháng 7, so với 27,5% trong tháng trước đó./.
Thứ trưởng Tài chính Hy Lạp Christos Staikouras cho biết thâm hụt ngân sách nhà nước trong thời gian từ tháng Một đến tháng Chín năm nay dừng ở mức 2,66 tỷ euro (3,6 tỷ USD), giảm rất mạnh so với mục tiêu 8,27 tỷ euro.
Nếu không tính chi phí vay nợ, Hy Lạp đạt số dư 2,62 tỷ euro, cao hơn mục tiêu đề ra ban đầu. Theo ông Staikouras, đây là những dấu hiệu tích cực đầu tiên cho thấy kinh tế Hy Lạp đang thoát khỏi khủng hoảng.
Chính phủ dự báo kinh tế và thị trường việc làm sẽ tăng trưởng trở lại trong năm tới, nhưng với tốc độ chậm.
Trong báo cáo mới đây, IMF khẳng định Athens vẫn cần tìm ra những biện pháp tiết kiệm chi tiêu mới cho đến năm 2016. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Christine Lagarde thừa nhận đàm phán về những biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới với Hy Lạp vào lúc này là còn quá sớm và chi tiết liên quan các biện pháp mới phụ thuộc vào hiệu quả thực hiện các cải cách về thuế và chương trình tư nhân hóa ở Hy Lạp.
Bà tiết lộ các chủ nợ trong Liên minh châu Âu (EU) tham gia cứu trợ Hy Lạp có thể sẽ phải xóa một số khoản nợ nhằm giúp duy trì nợ công của nước này ở mức "quản lý được", mặc dù các chủ nợ lớn như Đức sẽ khó chấp nhận giải pháp như vậy.
Sau bốn năm thực hiện các biện pháp khắc khổ khiến kinh tế bị tàn phá, Hy Lạp vẫn phải vật lộn để cứu khu vực tài chính công. Nợ công của nước này trong năm nay vẫn tương đương 175,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong khi phải giảm xuống dưới 110% vào năm 2022 như đã cam kết với các chủ nợ.
Tỷ lệ thất nghiệp của Hy Lạp vẫn cao nhất trong các nước EU, lên tới 27,6% lực lượng lao động trong tháng 7, so với 27,5% trong tháng trước đó./.
(TTXVN)