Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, con đường mòn Hồ Chí Minh xuyên dọc dải Trường Sơn đã đi vào lịch sử vẻ vang của cả dân tộc.
Ngoài ra, còn có một con đường khác trên biển Đông không kém phần nổi tiếng gắn với những con tàu không số, những chiến sỹ dũng cảm và những chiến công thầm lặng. Trong số những con người đó, có một người được đồng đội trìu mến gọi bằng cái tên anh "La Văn Cầu trên biển."
Đó là anh Phan Hải Hồ, người đã khẩn thiết đề nghị đồng đội chặt đứt hẳn một phần chân bị thương dập nát của mình để tiếp tục chiến đấu suốt đêm phá vòng vây của tàu địch cho tới khi bị ngất xỉu vì mất nhiều máu. Đặc biệt, anh còn vinh dự được kết nạp Đảng chính thức ngay trong trận đánh ác liệt không cân sức vào thời khắc quả cảm đó.
Chiến công thầm lặng
Cũng như lớp lớp thanh niên, trai tráng cùng thời, năm 1962, Phan Hải Hồ rời thôn Địch Lễ A, xã Nam Vân, huyện Nam Trực (nay thuộc thành phố Nam Định) lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc.
Anh được nhận vào Đoàn 125 (Bộ tư lệnh Hải quân), đơn vị chịu trách nhiệm huấn luyện và cử những con tàu không số chở vũ khí đạn dược vào tiếp viện cho chiến trường miền Nam.
Năm 1964, sau một khoá huấn luyện, anh tình nguyện xin đi B và từ đó gắn chặt cuộc đời mình với con tàu huyền thoại mang mật danh 69. Ngày 21/3/1966, sau 3 chuyến đi an toàn, anh và 15 đồng đội được lệnh xuất phát chở 72 tấn vũ khí vào Vãm Lũng, xã Tân An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Trên đường đi, tàu 69 bị tàu chiến và máy bay địch theo dõi nên phải quay trở về hai lần. Ngày 15/4/1966, tàu được lệnh tiếp tục lên đường. Tối 23/4/1966, vượt qua nhiều hiểm nguy, tàu cập bến ở Cà Mau. Sau khi bốc dỡ và chuyển hàng hoá đến nơi an toàn, các thủy thủ phát hiện chân vịt tàu bị hỏng. Mất hàng tháng trời loay hoay giữa rừng đước trong sự truy lùng gắt gao của địch, mọi người mới sửa xong chân vịt của con tàu nặng hàng trăm tấn với chỉ một cái đốc nổi làm bằng thân cây đước và vài chiếc đèn khò thô sơ.
Đoán tàu 69 của ta đang ở trong rừng đước, địch cho tàu ém ở các cửa biển, chặn lối ra. Mấy lần, ông Hồ cùng các đồng đội của mình tìm cách trở về miền Bắc nhưng không thành. Đêm 31/12/1966 rạng sáng mồng 1/1/1967, nhận định rằng bọn địch đang bận bịu đón Tết Dương lịch, có thể chểnh mảng việc canh phòng, hơn nữa tin báo cho biết tình hình ngoài cửa vàm yên tĩnh, ban chỉ huy Đoàn 962, đơn vị "bến" chuyên tiếp nhận các con tàu không số từ miền Bắc, quyết định tổ chức để tàu 69 bất ngờ rời nơi ẩn nấp.
Theo lời kể của bác Nguyễn Hữu Phước, Thuyền trưởng tàu 69, hiện sinh sống tại thành phố Cần Thơ; bác Đỗ Duy Huyễn, nguyên y tá tàu 69, hiện sinh sống tại xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu (Nam Định) và các đồng đội khác, 17h00 hôm đó, tàu 69 lặng lẽ khởi hành quay trở về miền Bắc. Mọi việc ban đầu có vẻ xuôi. Tuy nhiên, đến khi cách bờ khoảng 5km, vị trí phía sau báo cho Thuyền trưởng có 1 tàu cao tốc của địch đuổi theo. Chúng chủ quan chạy cách tàu ta 50 m và soi đèn vào tàu. Tàu 69 buộc phải dùng toàn bộ hoả lực gồm 3 khẩu B41, 2 khẩu 12 ly 7, 1 khẩu DKZ.
Tàu 69 tiêu diệt gọn mục tiêu. Tuy nhiên, một số anh em trên tàu 69 cũng bị thương vong. Cán bộ chỉ huy tàu họp chớp nhoáng và quyết định cho tàu 69 quay trở lại nơi xuất phát vì nếu đi tiếp sẽ bị địch bắt và tiêu diệt. Toàn bộ vũ khí đạn dược được chuyển lên boong tàu sẵn sàng chiến đấu.
Tàu đi đến 22 giờ 30, địch dùng 2 máy bay thả pháo sáng từ Rạch Dấp đến Vàm Lũng. Chúng điều 5 tàu cao tốc trang bị hoả lực mạnh để truy đuổi. Chúng dàn 3 chiếc bên trái cách tàu ta khoảng 1 km, 2 chiếc khác bám sát sau tàu ta cũng ở cự ly khoảng 1 km. Súng 12 ly 7 và B41 của ta bắn buộc địch giãn ra. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt. Nhằm ngăn không cho tàu 69 quay lại vàm, địch gọi thêm tàu chắn ở các cửa Rạch Gốc và Bồ Đề, đồng thời nã pháo lớn trước mũi tàu 69. Tàu địch bao vây xung quanh và đổ đạn không tiếc...
Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó, chân phải của báo vụ 2 Phan Hải Hồ bị dính đạn. Mảnh đạn găm vào chân khiến máu chảy lênh láng. Xương chân anh dập nát, chỉ còn lớp da dính ngoài. Tuy vậy anh vẫn tiếp tục ôm súng bắn trả địch. Thấy chiếc chân gãy làm mình vướng víu, anh đề nghị y tá Đỗ Duy Huyễn lấy dao cắt. Đồng chí y tá vì thương đồng đội nên không dám cắt. Sau đó, anh Hồ nói với Thuyền phó : "Anh giúp tôi chặt chiếc chân này. Vướng quá. Khó chiến đấu".
Sau 2 lần đề nghị, thuyền trưởng quyết định cho cắt. Anh Huyễn lao vào trong lấy con dao làm bếp. Ngay dưới bệ pháo, dưới làn đạn xối xả của địch, đồng chí chính trị viên tàu dùng dao cắt rời phần chân bị nát của người đồng đội. Máu me anh Hồ chảy đầy boong tàu. Sau đó, Phan Hải Hồ được y tá ga-rô để cầm máu. Trong khi được "phẫu thuật" bằng con dao làm bếp, Phan Hải Hồ tiếp tục dũng cảm dùng 12 ly 7 tấn công địch.
Tàu càng vào gần bờ, bọn địch càng bắn mạnh. Chỉ còn một chân, Phan Hải Hồ vẫn lê đi, điểm từng loạt đạn rất chuẩn. Nhìn anh Hồ đau đớn nhưng không nao núng, chính trị viên tàu 69 Tăng Văn Huyễn cảm động, nói to : "Nhân danh Bí thư Chi bộ, tôi tuyên bố từ giờ phút này, đồng chí đảng viên dự bị Phan Hải Hồ trở thành đảng viên chính thức của Đảng".
Mặc máy bay địch quần thảo trên trời, thả bom, bắn rốc két, các thuỷ thủ cuối cùng cũng đưa được tàu 69 lọt vào cửa vàm, thoát khỏi vòng vây của địch. Phan Hải Hồ và các chiến sĩ bị thương trên tàu được đồng đội đưa vào quân y viện điều trị. Ở đây, anh phải trải qua 3 lần phẫu thuật cắt chân và nhiều lần bị hôn mê bất tỉnh vì quá đau đớn. Vì thành tích trong trận đánh đêm 31/12/1967, anh được cấp trên tuyên dương, tặng Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng 3.
Điều trị vết thương ổn định, anh xin về Đoàn 962 công tác. Tại đơn vị mới, anh được phân công làm trợ lý chính trị của Đoàn 962 và thư ký riêng cho Đoàn trưởng Bông Văn Dĩa, người sau này được tặng thưởng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam."
Tháng 10/1975, anh được cấp trên cho ra Bắc an dưỡng tại Đoàn 586 thuộc Quân khu 3 đóng tại Lý Nhân (Hà Nam). Sau một quá trình chiến đấu, rèn luyện trong quân đội, anh cũng được thưởng nhiều Huân, Huy chương các loại và Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (năm 2006).
Giản dị giữa đời thường
Khi đang ở trại an dưỡng, cảm phục tấm gương dũng cảm của anh thương binh trẻ, một cô gái trẻ người Nghệ An đã đem lòng yêu mến anh. Hai người quyết định xây dựng gia đình vào tháng 10/1976. Đây là người con gái thứ hai trong đời mà anh rất mực yêu thương.
Trước đó, anh đã có lời ước hẹn với một cô gái cùng thôn ngay trước ngày lên đường nhập ngũ. Tuy nhiên, thương cô con dâu tương lai phải chờ đợi đằng đẵng vô vọng nhiều năm và nghĩ anh khó có ngày trở lại, mẹ anh nhiều lần khuyên nhủ rồi quyết định gả chồng cho chị.
Tháng 4/1977, anh xin giải ngũ về với gia đình. Từ năm 1978, anh tham gia công tác tại Hợp tác xã nông nghiệp Nam Vân và là Bí thư Chi bộ thôn Địch Lễ từ năm 1987 đến năm 1992. Năm 1992, do vết thương tái phát, sức khoẻ không đảm bảo, anh xin nghỉ công tác hẳn. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, anh và vợ phải lăn lộn đủ nghề để nuôi đàn con 4 đứa đang tuổi ăn học.
Chỉ còn một chân, anh vẫn cố gắng đi cày, đi bừa trên 8 sào ruộng khoán của gia đình. Anh và chị còn chăn nuôi lợn tăng gia thêm. Nhà gần đường quốc lộ, anh quyết định mở một quán nhỏ vừa cắt tóc, vừa bơm vá và sửa chữa xe đạp cho khách đi đường. Tối đến, anh nhận trông coi nhà văn hoá thôn để kiếm thêm tiền. Thương bố mẹ vất vả, khi được nghỉ hè, hai đứa con đầu của anh chị nhận đi bán kem dạo. Tuy vậy, cuộc sống của anh cũng không mấy "xuôi chèo mát mái".
Nhiều lần, vết thương cũ tái phát, rò rỉ tủy, anh phải nằm viện hàng tháng trời, rất tốn kém cho gia đình. Thấy gia đình anh quá khó khăn, nhiều người khuyên anh đi khám lại thương tật để được hưởng mức trợ cấp cao hơn. Những lần như vậy, anh chỉ mỉm cười cảm ơn và tự bảo mình : "Mình không được đòi hỏi điều gì. Đất nước còn nhiều khó khăn và mình còn may mắn hơn nhiều người, nhất là so với những người đồng đội đã bỏ thân ngoài chiến trường."
Tháng 2/1999, sau nhiều năm băm rau, nấu cám, "bán mặt cho đất bán lưng cho trời", cộng với tiền truy lĩnh Huân chương, anh chị cóp nhặt được 3,1 triệu đồng. Nghe vợ bàn định dùng số tiền đó để sửa cái nhà đã quá dột nát, anh im lặng vì chưa dám nói cho vợ điều anh nhiều năm đau đáu. Nhưng rồi thấy anh nhiều đêm trằn trọc, vợ anh hiểu.
Chị đã nói một câu mà trong đời anh không bao giờ quyên được : "Em biết anh muốn dùng số tiền ấy làm việc gì rồi. Em đồng ý. Tiền cũng quý nhưng tình nghĩa còn quý hơn. Anh cứ dùng số tiền đó mà đi thăm mộ đồng đội. Em biết lâu nay anh vẫn bứt rứt vì chuyện đó... Có điều kiện thì nên thực hiện. Nếu cái tâm mình được thanh thản, ba triệu bạc đâu có đắt."
Được vợ ủng hộ hết lòng, ngay hôm sau anh lên đường đi Cà Mau. Anh đã tới thăm lại chiến trường xưa, tới nghĩa trang thắp hương cho 4 ngôi mộ vô danh của đồng đội tàu 69 và đặc biệt là con tàu 69 lúc đó sắp bị chìm hẳn trên rạch Xẻo Già. Sau chuyến đi đầy cảm xúc đó, anh còn may mắn được gặp lại một số đồng đội của mình nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập đường Hồ Chí Minh trên biển tại Hải Phòng năm 2001.
Sau một ca tai biến mạch máu não phải đi bệnh viện Bạch Mai cấp cứu và điều trị, anh bị liệt không đi lại được và hiện phải gắn chặt với chiếc xe lăn do báo Quân đội nhân dân trao tặng. Tuy nhiên, qua những câu nói ngắt quãng hết sức khó khăn, chúng tôi biết anh vẫn ấp ủ một mong ước cuối cùng của đời mình là được gặp lại các đồng đội tàu 69 xưa tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đường Hồ Chí Minh trên biển vào cuối tháng 10 này tại thành phố Hải Phòng./.
Ngoài ra, còn có một con đường khác trên biển Đông không kém phần nổi tiếng gắn với những con tàu không số, những chiến sỹ dũng cảm và những chiến công thầm lặng. Trong số những con người đó, có một người được đồng đội trìu mến gọi bằng cái tên anh "La Văn Cầu trên biển."
Đó là anh Phan Hải Hồ, người đã khẩn thiết đề nghị đồng đội chặt đứt hẳn một phần chân bị thương dập nát của mình để tiếp tục chiến đấu suốt đêm phá vòng vây của tàu địch cho tới khi bị ngất xỉu vì mất nhiều máu. Đặc biệt, anh còn vinh dự được kết nạp Đảng chính thức ngay trong trận đánh ác liệt không cân sức vào thời khắc quả cảm đó.
Chiến công thầm lặng
Cũng như lớp lớp thanh niên, trai tráng cùng thời, năm 1962, Phan Hải Hồ rời thôn Địch Lễ A, xã Nam Vân, huyện Nam Trực (nay thuộc thành phố Nam Định) lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc.
Anh được nhận vào Đoàn 125 (Bộ tư lệnh Hải quân), đơn vị chịu trách nhiệm huấn luyện và cử những con tàu không số chở vũ khí đạn dược vào tiếp viện cho chiến trường miền Nam.
Năm 1964, sau một khoá huấn luyện, anh tình nguyện xin đi B và từ đó gắn chặt cuộc đời mình với con tàu huyền thoại mang mật danh 69. Ngày 21/3/1966, sau 3 chuyến đi an toàn, anh và 15 đồng đội được lệnh xuất phát chở 72 tấn vũ khí vào Vãm Lũng, xã Tân An, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Trên đường đi, tàu 69 bị tàu chiến và máy bay địch theo dõi nên phải quay trở về hai lần. Ngày 15/4/1966, tàu được lệnh tiếp tục lên đường. Tối 23/4/1966, vượt qua nhiều hiểm nguy, tàu cập bến ở Cà Mau. Sau khi bốc dỡ và chuyển hàng hoá đến nơi an toàn, các thủy thủ phát hiện chân vịt tàu bị hỏng. Mất hàng tháng trời loay hoay giữa rừng đước trong sự truy lùng gắt gao của địch, mọi người mới sửa xong chân vịt của con tàu nặng hàng trăm tấn với chỉ một cái đốc nổi làm bằng thân cây đước và vài chiếc đèn khò thô sơ.
Đoán tàu 69 của ta đang ở trong rừng đước, địch cho tàu ém ở các cửa biển, chặn lối ra. Mấy lần, ông Hồ cùng các đồng đội của mình tìm cách trở về miền Bắc nhưng không thành. Đêm 31/12/1966 rạng sáng mồng 1/1/1967, nhận định rằng bọn địch đang bận bịu đón Tết Dương lịch, có thể chểnh mảng việc canh phòng, hơn nữa tin báo cho biết tình hình ngoài cửa vàm yên tĩnh, ban chỉ huy Đoàn 962, đơn vị "bến" chuyên tiếp nhận các con tàu không số từ miền Bắc, quyết định tổ chức để tàu 69 bất ngờ rời nơi ẩn nấp.
Theo lời kể của bác Nguyễn Hữu Phước, Thuyền trưởng tàu 69, hiện sinh sống tại thành phố Cần Thơ; bác Đỗ Duy Huyễn, nguyên y tá tàu 69, hiện sinh sống tại xã Hải Bắc, huyện Hải Hậu (Nam Định) và các đồng đội khác, 17h00 hôm đó, tàu 69 lặng lẽ khởi hành quay trở về miền Bắc. Mọi việc ban đầu có vẻ xuôi. Tuy nhiên, đến khi cách bờ khoảng 5km, vị trí phía sau báo cho Thuyền trưởng có 1 tàu cao tốc của địch đuổi theo. Chúng chủ quan chạy cách tàu ta 50 m và soi đèn vào tàu. Tàu 69 buộc phải dùng toàn bộ hoả lực gồm 3 khẩu B41, 2 khẩu 12 ly 7, 1 khẩu DKZ.
Tàu 69 tiêu diệt gọn mục tiêu. Tuy nhiên, một số anh em trên tàu 69 cũng bị thương vong. Cán bộ chỉ huy tàu họp chớp nhoáng và quyết định cho tàu 69 quay trở lại nơi xuất phát vì nếu đi tiếp sẽ bị địch bắt và tiêu diệt. Toàn bộ vũ khí đạn dược được chuyển lên boong tàu sẵn sàng chiến đấu.
Tàu đi đến 22 giờ 30, địch dùng 2 máy bay thả pháo sáng từ Rạch Dấp đến Vàm Lũng. Chúng điều 5 tàu cao tốc trang bị hoả lực mạnh để truy đuổi. Chúng dàn 3 chiếc bên trái cách tàu ta khoảng 1 km, 2 chiếc khác bám sát sau tàu ta cũng ở cự ly khoảng 1 km. Súng 12 ly 7 và B41 của ta bắn buộc địch giãn ra. Cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt. Nhằm ngăn không cho tàu 69 quay lại vàm, địch gọi thêm tàu chắn ở các cửa Rạch Gốc và Bồ Đề, đồng thời nã pháo lớn trước mũi tàu 69. Tàu địch bao vây xung quanh và đổ đạn không tiếc...
Trong cuộc chiến đấu không cân sức đó, chân phải của báo vụ 2 Phan Hải Hồ bị dính đạn. Mảnh đạn găm vào chân khiến máu chảy lênh láng. Xương chân anh dập nát, chỉ còn lớp da dính ngoài. Tuy vậy anh vẫn tiếp tục ôm súng bắn trả địch. Thấy chiếc chân gãy làm mình vướng víu, anh đề nghị y tá Đỗ Duy Huyễn lấy dao cắt. Đồng chí y tá vì thương đồng đội nên không dám cắt. Sau đó, anh Hồ nói với Thuyền phó : "Anh giúp tôi chặt chiếc chân này. Vướng quá. Khó chiến đấu".
Sau 2 lần đề nghị, thuyền trưởng quyết định cho cắt. Anh Huyễn lao vào trong lấy con dao làm bếp. Ngay dưới bệ pháo, dưới làn đạn xối xả của địch, đồng chí chính trị viên tàu dùng dao cắt rời phần chân bị nát của người đồng đội. Máu me anh Hồ chảy đầy boong tàu. Sau đó, Phan Hải Hồ được y tá ga-rô để cầm máu. Trong khi được "phẫu thuật" bằng con dao làm bếp, Phan Hải Hồ tiếp tục dũng cảm dùng 12 ly 7 tấn công địch.
Tàu càng vào gần bờ, bọn địch càng bắn mạnh. Chỉ còn một chân, Phan Hải Hồ vẫn lê đi, điểm từng loạt đạn rất chuẩn. Nhìn anh Hồ đau đớn nhưng không nao núng, chính trị viên tàu 69 Tăng Văn Huyễn cảm động, nói to : "Nhân danh Bí thư Chi bộ, tôi tuyên bố từ giờ phút này, đồng chí đảng viên dự bị Phan Hải Hồ trở thành đảng viên chính thức của Đảng".
Mặc máy bay địch quần thảo trên trời, thả bom, bắn rốc két, các thuỷ thủ cuối cùng cũng đưa được tàu 69 lọt vào cửa vàm, thoát khỏi vòng vây của địch. Phan Hải Hồ và các chiến sĩ bị thương trên tàu được đồng đội đưa vào quân y viện điều trị. Ở đây, anh phải trải qua 3 lần phẫu thuật cắt chân và nhiều lần bị hôn mê bất tỉnh vì quá đau đớn. Vì thành tích trong trận đánh đêm 31/12/1967, anh được cấp trên tuyên dương, tặng Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng 3.
Điều trị vết thương ổn định, anh xin về Đoàn 962 công tác. Tại đơn vị mới, anh được phân công làm trợ lý chính trị của Đoàn 962 và thư ký riêng cho Đoàn trưởng Bông Văn Dĩa, người sau này được tặng thưởng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam."
Tháng 10/1975, anh được cấp trên cho ra Bắc an dưỡng tại Đoàn 586 thuộc Quân khu 3 đóng tại Lý Nhân (Hà Nam). Sau một quá trình chiến đấu, rèn luyện trong quân đội, anh cũng được thưởng nhiều Huân, Huy chương các loại và Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng (năm 2006).
Giản dị giữa đời thường
Khi đang ở trại an dưỡng, cảm phục tấm gương dũng cảm của anh thương binh trẻ, một cô gái trẻ người Nghệ An đã đem lòng yêu mến anh. Hai người quyết định xây dựng gia đình vào tháng 10/1976. Đây là người con gái thứ hai trong đời mà anh rất mực yêu thương.
Trước đó, anh đã có lời ước hẹn với một cô gái cùng thôn ngay trước ngày lên đường nhập ngũ. Tuy nhiên, thương cô con dâu tương lai phải chờ đợi đằng đẵng vô vọng nhiều năm và nghĩ anh khó có ngày trở lại, mẹ anh nhiều lần khuyên nhủ rồi quyết định gả chồng cho chị.
Tháng 4/1977, anh xin giải ngũ về với gia đình. Từ năm 1978, anh tham gia công tác tại Hợp tác xã nông nghiệp Nam Vân và là Bí thư Chi bộ thôn Địch Lễ từ năm 1987 đến năm 1992. Năm 1992, do vết thương tái phát, sức khoẻ không đảm bảo, anh xin nghỉ công tác hẳn. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, anh và vợ phải lăn lộn đủ nghề để nuôi đàn con 4 đứa đang tuổi ăn học.
Chỉ còn một chân, anh vẫn cố gắng đi cày, đi bừa trên 8 sào ruộng khoán của gia đình. Anh và chị còn chăn nuôi lợn tăng gia thêm. Nhà gần đường quốc lộ, anh quyết định mở một quán nhỏ vừa cắt tóc, vừa bơm vá và sửa chữa xe đạp cho khách đi đường. Tối đến, anh nhận trông coi nhà văn hoá thôn để kiếm thêm tiền. Thương bố mẹ vất vả, khi được nghỉ hè, hai đứa con đầu của anh chị nhận đi bán kem dạo. Tuy vậy, cuộc sống của anh cũng không mấy "xuôi chèo mát mái".
Nhiều lần, vết thương cũ tái phát, rò rỉ tủy, anh phải nằm viện hàng tháng trời, rất tốn kém cho gia đình. Thấy gia đình anh quá khó khăn, nhiều người khuyên anh đi khám lại thương tật để được hưởng mức trợ cấp cao hơn. Những lần như vậy, anh chỉ mỉm cười cảm ơn và tự bảo mình : "Mình không được đòi hỏi điều gì. Đất nước còn nhiều khó khăn và mình còn may mắn hơn nhiều người, nhất là so với những người đồng đội đã bỏ thân ngoài chiến trường."
Tháng 2/1999, sau nhiều năm băm rau, nấu cám, "bán mặt cho đất bán lưng cho trời", cộng với tiền truy lĩnh Huân chương, anh chị cóp nhặt được 3,1 triệu đồng. Nghe vợ bàn định dùng số tiền đó để sửa cái nhà đã quá dột nát, anh im lặng vì chưa dám nói cho vợ điều anh nhiều năm đau đáu. Nhưng rồi thấy anh nhiều đêm trằn trọc, vợ anh hiểu.
Chị đã nói một câu mà trong đời anh không bao giờ quyên được : "Em biết anh muốn dùng số tiền ấy làm việc gì rồi. Em đồng ý. Tiền cũng quý nhưng tình nghĩa còn quý hơn. Anh cứ dùng số tiền đó mà đi thăm mộ đồng đội. Em biết lâu nay anh vẫn bứt rứt vì chuyện đó... Có điều kiện thì nên thực hiện. Nếu cái tâm mình được thanh thản, ba triệu bạc đâu có đắt."
Được vợ ủng hộ hết lòng, ngay hôm sau anh lên đường đi Cà Mau. Anh đã tới thăm lại chiến trường xưa, tới nghĩa trang thắp hương cho 4 ngôi mộ vô danh của đồng đội tàu 69 và đặc biệt là con tàu 69 lúc đó sắp bị chìm hẳn trên rạch Xẻo Già. Sau chuyến đi đầy cảm xúc đó, anh còn may mắn được gặp lại một số đồng đội của mình nhân dịp kỷ niệm 40 năm thành lập đường Hồ Chí Minh trên biển tại Hải Phòng năm 2001.
Sau một ca tai biến mạch máu não phải đi bệnh viện Bạch Mai cấp cứu và điều trị, anh bị liệt không đi lại được và hiện phải gắn chặt với chiếc xe lăn do báo Quân đội nhân dân trao tặng. Tuy nhiên, qua những câu nói ngắt quãng hết sức khó khăn, chúng tôi biết anh vẫn ấp ủ một mong ước cuối cùng của đời mình là được gặp lại các đồng đội tàu 69 xưa tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đường Hồ Chí Minh trên biển vào cuối tháng 10 này tại thành phố Hải Phòng./.
Hữu Chiến (TTXVN/Vietnam+)