Cuộc họp báo chung dự kiến diễn ra ngày 10/3 giữa Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đang ở thăm nước này đã bị hủy. Động thái này được cho là thể hiện tình hình an ninh cũng như quan hệ giữa Mỹ và Afghanistan tiếp tục căng thẳng.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, ông George Little cho biết quyết định hủy bỏ cuộc họp báo chung không phải do phát biểu trước đó của ông Karzai cáo buộc Mỹ đang bí mật đàm phán với phiến quân Taliban hàng ngày, thông đồng với nhau nhằm duy trì binh lính nước ngoài ở lại Afghanistan sau lộ trình rút quân vào cuối năm 2014.
[Afghanistan: Mỹ và Taliban nối lại hòa đàm tại Qatar]
Ông Karzai cũng cho rằng Mỹ đang cấu kết với Taliban trong chiến dịch tuyên truyền rằng tình hình bạo lực ở Afghanistan sẽ tồi tệ hơn nếu lực lượng nước ngoài rút quân.
Tư lệnh các lực lượng Mỹ và khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan, Tướng thủy quân lục chiến Mỹ Joseph Dunford đã bác bỏ, cho rằng lời cáo buộc đó là "hoàn toàn không có cơ sở".
Các quan chức Mỹ cho biết việc hủy bỏ cuộc họp báo chung không ảnh hưởng tới cuộc gặp giữa ông Hagel và Tổng thống Karzai. Theo giải thích của các quan chức Mỹ, lý do hủy bỏ cuộc họp báo này là vì xảy ra hai vụ đánh bom liều chết đồng thời ở thủ đô Kabul và tỉnh Khost làm 19 người Afghanistan thiệt mạng, trong đó có 8 trẻ em.
Phát biểu riêng với báo giới Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel cho biết ông và Tổng thống Karzai đã thảo luận về nhiều vấn đề trong bữa ăn tối 10/3.
Tại cuộc gặp, ông Hagel đã tái cam kết với ông Karzai rằng Mỹ không có bất kỳ kênh đơn phương cửa sau nào với Taliban mà vẫn đang trong lộ trình rút quân ra khỏi quốc gia Tây Nam Á này vào cuối năm 2014.
Trước đó, ngày 8/3, trước giờ ông Hagel tới Kabul, một loạt vụ tấn công đã xảy ra bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng Afghanistan làm một nhà thầu Mỹ thiệt mạng và 4 binh lính bị thương. Binh lính Afghanistan bị nghi ngờ thực hiện cụ tấn công này.
Ngay sau vụ tấn công, người phát ngôn của phiến quân Taliban Zabiullah Mujahid ra tuyên bố nói rằng vụ tấn công này là một thông điệp gửi đến chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Quan hệ giữa Mỹ và Afghanistan tiếp tục căng thẳng khi Tổng thống Karzai yêu cầu lính đặc nhiệm Mỹ rút quân khỏi tỉnh Wardak chiến lược nằm cạnh thủ đô Kabul, sau khi một số lính đặc nhiệm Mỹ cùng nhóm vũ trang người Afghanistan bị cáo buộc tra tấn và sát hại dân thường.
Kế hoạch chuyển giao nhà tù Bagram lớn nhất của Mỹ ở Afghanistan cho lực lượng an ninh bản địa ngày 9/3 đã thất bại khi hai bên vào phút chót vẫn bất đồng xung quanh số phận của khoảng 3.000 đối tượng hiện đang bị giam giữ trong cơ sở này.
Chính quyền của Tổng thống Karzai tuyên bố, sau khi được chuyển giao, toàn bộ số tù nhân này sẽ được phóng thích trong khi Mỹ xác định các tù nhân này là mối nguy cơ đe dọa an ninh.
Cũng trong ngày 9/3, sau vụ một sinh viên đại học Kandahar bị các nhân viên Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đột kích bắt giữ, bịt mắt đưa đi một nơi khác tra khảo, Tổng thống Karzai đã ký sắc lệnh cấm các lực lượng nước ngoài vào các trường đại học và các trường học của Afghanistan khi chưa được phép của Chính phủ Afghanistan./.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, ông George Little cho biết quyết định hủy bỏ cuộc họp báo chung không phải do phát biểu trước đó của ông Karzai cáo buộc Mỹ đang bí mật đàm phán với phiến quân Taliban hàng ngày, thông đồng với nhau nhằm duy trì binh lính nước ngoài ở lại Afghanistan sau lộ trình rút quân vào cuối năm 2014.
[Afghanistan: Mỹ và Taliban nối lại hòa đàm tại Qatar]
Ông Karzai cũng cho rằng Mỹ đang cấu kết với Taliban trong chiến dịch tuyên truyền rằng tình hình bạo lực ở Afghanistan sẽ tồi tệ hơn nếu lực lượng nước ngoài rút quân.
Tư lệnh các lực lượng Mỹ và khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Afghanistan, Tướng thủy quân lục chiến Mỹ Joseph Dunford đã bác bỏ, cho rằng lời cáo buộc đó là "hoàn toàn không có cơ sở".
Các quan chức Mỹ cho biết việc hủy bỏ cuộc họp báo chung không ảnh hưởng tới cuộc gặp giữa ông Hagel và Tổng thống Karzai. Theo giải thích của các quan chức Mỹ, lý do hủy bỏ cuộc họp báo này là vì xảy ra hai vụ đánh bom liều chết đồng thời ở thủ đô Kabul và tỉnh Khost làm 19 người Afghanistan thiệt mạng, trong đó có 8 trẻ em.
Phát biểu riêng với báo giới Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hagel cho biết ông và Tổng thống Karzai đã thảo luận về nhiều vấn đề trong bữa ăn tối 10/3.
Tại cuộc gặp, ông Hagel đã tái cam kết với ông Karzai rằng Mỹ không có bất kỳ kênh đơn phương cửa sau nào với Taliban mà vẫn đang trong lộ trình rút quân ra khỏi quốc gia Tây Nam Á này vào cuối năm 2014.
Trước đó, ngày 8/3, trước giờ ông Hagel tới Kabul, một loạt vụ tấn công đã xảy ra bên ngoài trụ sở Bộ Quốc phòng Afghanistan làm một nhà thầu Mỹ thiệt mạng và 4 binh lính bị thương. Binh lính Afghanistan bị nghi ngờ thực hiện cụ tấn công này.
Ngay sau vụ tấn công, người phát ngôn của phiến quân Taliban Zabiullah Mujahid ra tuyên bố nói rằng vụ tấn công này là một thông điệp gửi đến chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.
Quan hệ giữa Mỹ và Afghanistan tiếp tục căng thẳng khi Tổng thống Karzai yêu cầu lính đặc nhiệm Mỹ rút quân khỏi tỉnh Wardak chiến lược nằm cạnh thủ đô Kabul, sau khi một số lính đặc nhiệm Mỹ cùng nhóm vũ trang người Afghanistan bị cáo buộc tra tấn và sát hại dân thường.
Kế hoạch chuyển giao nhà tù Bagram lớn nhất của Mỹ ở Afghanistan cho lực lượng an ninh bản địa ngày 9/3 đã thất bại khi hai bên vào phút chót vẫn bất đồng xung quanh số phận của khoảng 3.000 đối tượng hiện đang bị giam giữ trong cơ sở này.
Chính quyền của Tổng thống Karzai tuyên bố, sau khi được chuyển giao, toàn bộ số tù nhân này sẽ được phóng thích trong khi Mỹ xác định các tù nhân này là mối nguy cơ đe dọa an ninh.
Cũng trong ngày 9/3, sau vụ một sinh viên đại học Kandahar bị các nhân viên Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đột kích bắt giữ, bịt mắt đưa đi một nơi khác tra khảo, Tổng thống Karzai đã ký sắc lệnh cấm các lực lượng nước ngoài vào các trường đại học và các trường học của Afghanistan khi chưa được phép của Chính phủ Afghanistan./.
(TTXVN)