Từ giữa tháng 3 đến nay, một số ngân hàng đã tung ra sản phẩm "Gửi VND được đảm bảo bằng USD", Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn chính thức trả lời hình thức này là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Tại công văn số 3675/NHNN-CSTT của Ngân hàng Nhà nước trả lời Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) về việc huy động và cho vay bằng VND, bảo đảm bằng USD. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo đề nghị của ACB tại công văn số 2027/CV-BCS&QLTD11 ngày 25/4/2011 về áp dụng sản phẩm huy động vốn và cho vay bằng đồng Việt Nam đảm bảo giá trị theo giá USD, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
Theo quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn, ACB không được thực hiện huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam đảm bảo bằng USD và các hình thức huy động vốn khác không phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với cho vay bằng đồng Việt Nam, ACB và khách hàng vay có thể thỏa thuận đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, vào giữa tháng 3/2011, Sở giao dịch Agribank đã đưa ra sản phẩm gửi tiền tiết kiệm bằng VND quy đổi tương đương với số tiền USD theo tỷ giá mua USD chuyển khoản (vào 8 giờ 30 hàng sáng khi khách gửi tiền).
Vào ngày đáo hạn, khách hàng được nhận lại bằng tiền VND từ số tiền gốc tương đương USD theo tỷ giá mua vào bằng chuyển khoản USD/VND do Sở giao dịch Agribank công bố.
Nếu tỷ giá mua vào của ngày đến hạn cao hơn tỷ giá mua vào ngày gửi tiền thì khách hàng được hưởng phần chênh lệch tăng thêm quy VND.
Trường hợp tỷ giá mua vào ngày đến hạn bằng hoặc thấp hơn tỷ giá mua vào ngày gửi, khách hàng được hưởng nguyên số tiền gốc VND ban đầu.
Sau Agribank, một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng lập tức tung ra sản phẩm huy động loại này.
Như vậy, với công văn trả lời trên của Ngân hàng Nhà nước, việc các ngân hàng thương mại huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo bằng USD là không hợp với quy định./.
Tại công văn số 3675/NHNN-CSTT của Ngân hàng Nhà nước trả lời Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) về việc huy động và cho vay bằng VND, bảo đảm bằng USD. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, theo đề nghị của ACB tại công văn số 2027/CV-BCS&QLTD11 ngày 25/4/2011 về áp dụng sản phẩm huy động vốn và cho vay bằng đồng Việt Nam đảm bảo giá trị theo giá USD, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến như sau:
Theo quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn, ACB không được thực hiện huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam đảm bảo bằng USD và các hình thức huy động vốn khác không phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với cho vay bằng đồng Việt Nam, ACB và khách hàng vay có thể thỏa thuận đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó, vào giữa tháng 3/2011, Sở giao dịch Agribank đã đưa ra sản phẩm gửi tiền tiết kiệm bằng VND quy đổi tương đương với số tiền USD theo tỷ giá mua USD chuyển khoản (vào 8 giờ 30 hàng sáng khi khách gửi tiền).
Vào ngày đáo hạn, khách hàng được nhận lại bằng tiền VND từ số tiền gốc tương đương USD theo tỷ giá mua vào bằng chuyển khoản USD/VND do Sở giao dịch Agribank công bố.
Nếu tỷ giá mua vào của ngày đến hạn cao hơn tỷ giá mua vào ngày gửi tiền thì khách hàng được hưởng phần chênh lệch tăng thêm quy VND.
Trường hợp tỷ giá mua vào ngày đến hạn bằng hoặc thấp hơn tỷ giá mua vào ngày gửi, khách hàng được hưởng nguyên số tiền gốc VND ban đầu.
Sau Agribank, một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng lập tức tung ra sản phẩm huy động loại này.
Như vậy, với công văn trả lời trên của Ngân hàng Nhà nước, việc các ngân hàng thương mại huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo bằng USD là không hợp với quy định./.
Thúy Hà (Vietnam+)