Ở quê, đến những ngày giáp Tết, điều mà người người và đặc biệt là trẻ con háo hức, mong chờ nhất là được đi chợ Tết.
Đối với mỗi người Việt Nam, ký ức đẹp nhất, nhiều nhất về Tết có lẽ cũng là những hình ảnh về chợ quê ngày Tết.
Không chỉ là để mua bán
Chợ Tết thường là phiên chợ cuối cùng của năm hoặc là những phiên chợ giáp ngày Tết. Chợ Tết quê thường gắn liền với không gian sinh hoạt thường ngày rất bình dị như chợ Đình, chợ Bến, chợ Cầu…
Ở những vùng quê, thường cả một xã hoặc một vùng mới có một khu họp chợ. Có những loại chợ họp theo phiên, cũng có những loại chợ họp thường nhật. Nhưng ở quê, hàng hóa không nhiều, lại chỉ mang tính tự cung, tự cấp nên chợ thường chỉ họp theo phiên, 2 hoặc 3 ngày một phiên và đa số chỉ có người dân trong vùng đến họp. Tuy nhiên, đến những ngày Tết, chợ Tết được mở rộng hơn, thu hút cả những người ở vùng quê khác đến chơi hoặc mua bán.
Vào buổi họp chợ Tết, từ gà gáy, người người trong vùng đã í ới gọi nhau đi chợ, từng tốp người vừa đi vừa cười nói râm ran khắp ngả vì đi đến đâu cũng gặp người làng, người quen. Tiếng chào nhau, nói chuyện rôm rả, chuyện mùa màng, chuyện sắm Tết, chuyện gói bánh chưng, chuyện đụng lợn… râm ran khắp những con đường. Cả vùng dân cư mới có một khu chợ nên phiên chợ Tết rất đông đúc người, mà phải chen chúc nhau mới thích.
Đến chợ Tết, người mua cũng cố mua và người bán cũng cố bán cho bằng được. Người mua dù có những mặt hàng đắt nhưng vừa ý thì dù giá có đắt cũng chẳng mấy người than phiền, vì là chợ Tết, để miễn sao mua được những thứ đẹp, vừa ý về trang hoàng nhà cửa, về cúng gia tiên… đem lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình trong cả năm. Còn người bán cũng thường rất xởi lởi, không tính đến chuyện đắt rẻ, vì chủ yếu là người trong làng xã với nhau, hơn nữa cũng mong bán hết hàng cho có lộc đầu năm.
Đi chợ Tết là thú vui ở nông thôn, cho nên đến chợ cũng chưa hẳn là để mua sắm, mà còn để đi chơi, đi cảm nhận không khí Tết hoặc đôi khi chỉ là để gặp gỡ người quen, để hỏi han, để chào nhau đôi ba câu.
Màu sắc, âm thanh Tết trong phiên chợ Tết
Người lớn thường gọi chợ Tết là chợ trẻ con, bởi những ngày đó đến chợ chỉ thấy chủ yếu là trẻ con. Trẻ con lúc đó đều đã được nghỉ học, được bố mẹ đưa đến chợ Tết sắm quần áo và đồ chơi. Khắp chợ đâu đâu cũng chỉ thấy trẻ con.
Trẻ con, đến khi được nghỉ học và chuẩn bị đi chợ Tết thì vui sướng háo hức có khi cả đêm ngủ chẳng say, chỉ sợ khi thức dậy anh chị em trong nhà lại trốn đi chợ trước. Trẻ con đến chợ, thấy hàng nào cũng sà vào, xem đủ thứ, mà thứ gì cũng thích. Nhưng thích nhất vẫn là những hàng đồ chơi như dây vòng, kèn, bóng bay… xanh đỏ, đủ các loại màu sắc, âm thanh rất sống động.
Chợ có đủ các thứ phục vụ cho Tết, nào là lá dong, nào là thịt thà đủ loại, đồ sống thì có gà, ngan… Đến khu chợ có những thứ đó cũng cảm thấy đủ náo động vả một vùng và thấy hương vị Tết thật đậm đà, sống động. Chính vì thế, chợ Tết là hỗn hợp của đủ các loại âm thanh rộn rã, đó là âm thanh của các loại gia súc, gia cầm, đó là tiếng trò chuyện, cười nói râm ran của người lớn và trẻ con. Đó là âm thanh của những đồ chơi trẻ em, vang khắp chợ. Đó là âm thanh của những niềm vui, niềm hân hoan trong tâm hồn mỗi người.
Chợ Tết còn là sự hòa trộn giữa các mùi hương, tạo nên hương vị rất riêng, mùi rất riêng của ngày Tết. Đó là mùi của hoa quả ngày Tết, mùi của hương trầm ngào ngạt, mùi của lá dong giềng, mùi của ngô khoai sắn… Nhắc đến hương chợ Tết là không thể quên được mùi hương rất đặc biệt, đó là hương của cây mùi…
Nhiều gia đình vẫn không quên được nếp tắm lá mùi cuối năm để tẩy trần và cũng là để đón hương Xuân nên xung quanh những gánh lá mùi luôn luôn đông đúc người vây kín. Tết cả tạo nên loại mùi rất Tết, mùi của sự sung túc, loại “mùi Tết” đó tạo nên sự háo hức trong lòng người, cả trẻ con lẫn người lớn. Mặc dù chưa đến Tết nhưng đến chợ Tết để thấy Tết đang đến thật gần, chỉ ở ngay đầu làng mà thôi, để chuẩn bị vào từng nhà trong ngày mùng 1 Tết.
Ngày nay, ở thành phố, chợ Tết chẳng còn thiếu đồ gì, mà thứ gì cũng đẹp nhưng đa số hoạt động mua sắm, chợ Tết đã được chuyển hết vào siêu thị, do đo màu sắc, hương vị của những phiên chợ Tết cũng phai nhạt dần. Những sắc màu chợ Tết chẳng còn nguyên vẹn nữa, và có lẽ đó là một mất mát rất lớn./.
Đối với mỗi người Việt Nam, ký ức đẹp nhất, nhiều nhất về Tết có lẽ cũng là những hình ảnh về chợ quê ngày Tết.
Không chỉ là để mua bán
Chợ Tết thường là phiên chợ cuối cùng của năm hoặc là những phiên chợ giáp ngày Tết. Chợ Tết quê thường gắn liền với không gian sinh hoạt thường ngày rất bình dị như chợ Đình, chợ Bến, chợ Cầu…
Ở những vùng quê, thường cả một xã hoặc một vùng mới có một khu họp chợ. Có những loại chợ họp theo phiên, cũng có những loại chợ họp thường nhật. Nhưng ở quê, hàng hóa không nhiều, lại chỉ mang tính tự cung, tự cấp nên chợ thường chỉ họp theo phiên, 2 hoặc 3 ngày một phiên và đa số chỉ có người dân trong vùng đến họp. Tuy nhiên, đến những ngày Tết, chợ Tết được mở rộng hơn, thu hút cả những người ở vùng quê khác đến chơi hoặc mua bán.
Vào buổi họp chợ Tết, từ gà gáy, người người trong vùng đã í ới gọi nhau đi chợ, từng tốp người vừa đi vừa cười nói râm ran khắp ngả vì đi đến đâu cũng gặp người làng, người quen. Tiếng chào nhau, nói chuyện rôm rả, chuyện mùa màng, chuyện sắm Tết, chuyện gói bánh chưng, chuyện đụng lợn… râm ran khắp những con đường. Cả vùng dân cư mới có một khu chợ nên phiên chợ Tết rất đông đúc người, mà phải chen chúc nhau mới thích.
Đến chợ Tết, người mua cũng cố mua và người bán cũng cố bán cho bằng được. Người mua dù có những mặt hàng đắt nhưng vừa ý thì dù giá có đắt cũng chẳng mấy người than phiền, vì là chợ Tết, để miễn sao mua được những thứ đẹp, vừa ý về trang hoàng nhà cửa, về cúng gia tiên… đem lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình trong cả năm. Còn người bán cũng thường rất xởi lởi, không tính đến chuyện đắt rẻ, vì chủ yếu là người trong làng xã với nhau, hơn nữa cũng mong bán hết hàng cho có lộc đầu năm.
Đi chợ Tết là thú vui ở nông thôn, cho nên đến chợ cũng chưa hẳn là để mua sắm, mà còn để đi chơi, đi cảm nhận không khí Tết hoặc đôi khi chỉ là để gặp gỡ người quen, để hỏi han, để chào nhau đôi ba câu.
Màu sắc, âm thanh Tết trong phiên chợ Tết
Người lớn thường gọi chợ Tết là chợ trẻ con, bởi những ngày đó đến chợ chỉ thấy chủ yếu là trẻ con. Trẻ con lúc đó đều đã được nghỉ học, được bố mẹ đưa đến chợ Tết sắm quần áo và đồ chơi. Khắp chợ đâu đâu cũng chỉ thấy trẻ con.
Trẻ con, đến khi được nghỉ học và chuẩn bị đi chợ Tết thì vui sướng háo hức có khi cả đêm ngủ chẳng say, chỉ sợ khi thức dậy anh chị em trong nhà lại trốn đi chợ trước. Trẻ con đến chợ, thấy hàng nào cũng sà vào, xem đủ thứ, mà thứ gì cũng thích. Nhưng thích nhất vẫn là những hàng đồ chơi như dây vòng, kèn, bóng bay… xanh đỏ, đủ các loại màu sắc, âm thanh rất sống động.
Chợ có đủ các thứ phục vụ cho Tết, nào là lá dong, nào là thịt thà đủ loại, đồ sống thì có gà, ngan… Đến khu chợ có những thứ đó cũng cảm thấy đủ náo động vả một vùng và thấy hương vị Tết thật đậm đà, sống động. Chính vì thế, chợ Tết là hỗn hợp của đủ các loại âm thanh rộn rã, đó là âm thanh của các loại gia súc, gia cầm, đó là tiếng trò chuyện, cười nói râm ran của người lớn và trẻ con. Đó là âm thanh của những đồ chơi trẻ em, vang khắp chợ. Đó là âm thanh của những niềm vui, niềm hân hoan trong tâm hồn mỗi người.
Chợ Tết còn là sự hòa trộn giữa các mùi hương, tạo nên hương vị rất riêng, mùi rất riêng của ngày Tết. Đó là mùi của hoa quả ngày Tết, mùi của hương trầm ngào ngạt, mùi của lá dong giềng, mùi của ngô khoai sắn… Nhắc đến hương chợ Tết là không thể quên được mùi hương rất đặc biệt, đó là hương của cây mùi…
Nhiều gia đình vẫn không quên được nếp tắm lá mùi cuối năm để tẩy trần và cũng là để đón hương Xuân nên xung quanh những gánh lá mùi luôn luôn đông đúc người vây kín. Tết cả tạo nên loại mùi rất Tết, mùi của sự sung túc, loại “mùi Tết” đó tạo nên sự háo hức trong lòng người, cả trẻ con lẫn người lớn. Mặc dù chưa đến Tết nhưng đến chợ Tết để thấy Tết đang đến thật gần, chỉ ở ngay đầu làng mà thôi, để chuẩn bị vào từng nhà trong ngày mùng 1 Tết.
Ngày nay, ở thành phố, chợ Tết chẳng còn thiếu đồ gì, mà thứ gì cũng đẹp nhưng đa số hoạt động mua sắm, chợ Tết đã được chuyển hết vào siêu thị, do đo màu sắc, hương vị của những phiên chợ Tết cũng phai nhạt dần. Những sắc màu chợ Tết chẳng còn nguyên vẹn nữa, và có lẽ đó là một mất mát rất lớn./.
Nguyễn Hà (Vietnam+)