Ngày 7/2, tại Hà Nội, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã giới thiệu về Dự án trang bị hệ thống tính toán hiệu năng cao (HPC) nhằm nâng cao chất lượng dự báo trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, dự báo ô nhiễm môi trường nước và không khí ở Việt Nam.
Ông Trần Thục, Viện Trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết việc ứng dựng hệ thống tính toán hiệu năng cao trên thế giới đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết trong việc dự báo và cảnh báo thiên tai như mô phỏng được sự hình thành của thiên hà, mô phỏng trái đất và sự ấm lên của toàn cầu, dự báo thời tiết dài hạn, dự báo thời tiết ngắn hạn (6-12 giờ), mô phỏng các vụ nổ hạt nhân.
Vì vậy, việc ứng dụng HPC tại Việt Nam trong dự báo thiên tai, đặc biệt là dự báo thời tiết hạn cực ngắn là rất cần thiết.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai khẳng định chiến lược phát triển của ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 là hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn, lấy dự báo số trị làm hướng dự báo chủ đạo.
Do đó, mô hình dự báo số trị tại Việt Nam cần được cải tiến và xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu công tác dự báo thời tiết trong tương lai, đặc biệt là hướng tới dự báo cực ngắn.
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng dự báo khí hậu theo mô hình RSM của Trung tâm dự báo môi trường quốc gia Hoa Kỳ (NCEF) và dự báo 4 tháng theo RSM trên hệ thống máy cũ (2006) 20 GigaFlops với thời gian tính là 225 ngày. Tuy nhiên, nếu dùng HPC sẽ chỉ mất 2 ngày.
Ngoài ra HPC còn dự báo thời tiết và bão theo các mô hình độ phân giải cao, dự báo môi trường không khí, các bài toán phục vụ tính toán các kịch bản biến đổi khí hậu, phục vụ công tác đào tạo và chia sẻ tài nguyên tính toán cho các cơ quan qua Internet và mạng diện rộng./.
Ông Trần Thục, Viện Trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường cho biết việc ứng dựng hệ thống tính toán hiệu năng cao trên thế giới đã đáp ứng được các nhu cầu cần thiết trong việc dự báo và cảnh báo thiên tai như mô phỏng được sự hình thành của thiên hà, mô phỏng trái đất và sự ấm lên của toàn cầu, dự báo thời tiết dài hạn, dự báo thời tiết ngắn hạn (6-12 giờ), mô phỏng các vụ nổ hạt nhân.
Vì vậy, việc ứng dụng HPC tại Việt Nam trong dự báo thiên tai, đặc biệt là dự báo thời tiết hạn cực ngắn là rất cần thiết.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai khẳng định chiến lược phát triển của ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 là hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn, lấy dự báo số trị làm hướng dự báo chủ đạo.
Do đó, mô hình dự báo số trị tại Việt Nam cần được cải tiến và xây dựng mới nhằm đáp ứng nhu cầu công tác dự báo thời tiết trong tương lai, đặc biệt là hướng tới dự báo cực ngắn.
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng dự báo khí hậu theo mô hình RSM của Trung tâm dự báo môi trường quốc gia Hoa Kỳ (NCEF) và dự báo 4 tháng theo RSM trên hệ thống máy cũ (2006) 20 GigaFlops với thời gian tính là 225 ngày. Tuy nhiên, nếu dùng HPC sẽ chỉ mất 2 ngày.
Ngoài ra HPC còn dự báo thời tiết và bão theo các mô hình độ phân giải cao, dự báo môi trường không khí, các bài toán phục vụ tính toán các kịch bản biến đổi khí hậu, phục vụ công tác đào tạo và chia sẻ tài nguyên tính toán cho các cơ quan qua Internet và mạng diện rộng./.
Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam+)