Nhân kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Bộtrưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có bài viết nhìn lại quá trình phát triển củaHiệp hội và chặng đường 17 năm tham gia tích cực, chủ động của Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết này.
45 năm trước, tại Bangkok, ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) đã tuyên bố ra đời, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra một giai đoạnhợp tác mới của các nước Đông Nam Á, là tiền đề quan trọng cho tiến trình xâydựng cộng đồng ASEAN ngày hôm nay. Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã đặt mục tiêucao cả ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa,tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên, cũng như thúc đẩyhòa bình, ổn định trong khu vực.
ASEAN - 45 năm hướng tới một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng
Từ 5 quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đặt bút ký vào bản Tuyên bố Bangkok, ngày nayHiệp hội đã gồm 10 nước, bao trùm hầu hết khu vực Đông Nam Á với diện tích 4,5triệu km2. Các nước ASEAN có dân số khoảng trên 600 triệu người, với nền văn hóahết sức đa dạng, phong phú, và đặc sắc. ASEAN đang là một khu vực kinh tế năngđộng và phát triển cao. Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục suy giảm, cácnền kinh tế ASEAN vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương, bình quân trên 5%/năm và ổnđịnh, với tổng GDP cả khối đạt 3,2 nghìn tỉ đôla Mỹ .
Khi ASEAN mới thành lập, đã có không ít hoài nghi về tính khả thi của tổ chứcmới ra đời này sau những nỗ lực không thành nhằm thiết lập các khuôn khổ hợp táckhu vực trước đó, cùng với những mục tiêu tham vọng đặt ra trong Tuyên bốBangkok (đặt trong bối cảnh lịch sử lúc đó). Trải qua 45 năm chung tay nỗ lực,các quốc gia trong khu vực đã từng bước vượt qua các rào cản của lịch sử vànhững khác biệt, cùng chung tay đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết dưới mộtmái nhà ASEAN, cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợptác, phát triển.
Ngày nay, ASEAN đã khẳng định mình, không chỉ trở thành một thực thể chínhtrị-kinh tế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, mà đang mở rộng và phát huy vai tròở cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với uy tín và ảnh hưởng trên toàn cầu.
Lịch sử phát triển của ASEAN đã trải qua 4 dấu mốc quan trọng đánh dấu các bướcphát triển lớn của cộng đồng ASEAN. Giai đoạn hình thành và khẳng định tính đúngđắn và sự cần thiết của Hiệp hội diễn ra từ năm 1967 tới giữa những năm 70 củathế kỷ 20. Sự phát triển của mối quan hệ khăng khít giữa các quốc gia thành viênđã đưa tới sự kiện quan trọng: ngày 24/2/1976, tại Bali, Indonesia, Hiệp ướcThân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) hay còn gọi là Hiệp ước Bali, đã ra đờivới mục tiêu thúc đẩy hòa bình vĩnh viễn, tình hữu nghị và hợp tác lâu bền giữanhân dân các nước thành viên, góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết vàquan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước Đông Nam Á.
Với sự tham gia của Việt Nam tiếp theo là Lào, Myanmar, và sau đó là Campuchia,lần đầu tiên trong lịch sử Đông Nam Á sự đối đầu đã chính thức chấm dứt, mở rathời kỳ mới của hòa bình, hợp tác và phát triển. Trên cơ sở một nền hòa bìnhvững chắc cùng với ý nguyện chung tay xây dựng một cộng đồng phồn thịnh, tháng12/1997, tại Hội nghị Cấp cao không chính thức tại Kuala Lumpur, nhân kỷ niệm 30năm thành lập, ASEAN đã thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN tới 2020 với mục tiêutổng quát đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắnbó trong một cộng đồng các dân tộc đùm bọc lẫn nhau.” Tầm nhìn ASEAN 2020 là vănkiện quan trọng đặt nền tảng cho ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN ở những nămsau đó. Ý tưởng về một cộng đồng đã ra đời và trở thành quyết tâm không gì laychuyển nổi của các quốc gia nhỏ bé muốn gắn kết với nhau thành một khối thốngnhất hùng mạnh vì mục tiêu xây dựng một nền hòa bình mãi mãi, mang lại phồnthịnh cho khu vực, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tháng 11/2007 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 ở Singapore, Hiến chươngASEAN, văn kiện quan trọng hàng đầu của Hiệp hội, đã được ký kết tạo khuôn khổpháp lý và thể chế hỗ trợ ASEAN gia tăng liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng.
45 năm qua, khát vọng hòa bình và phát triển luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiềudài hoạt động của các nước thành viên Hiệp hội. Đoàn kết, hợp tác cùng pháttriển luôn luôn là xu thế chủ đạo, là chất keo kết dính chặt chẽ quan hệ giữacác quốc gia trong Hiệp hội.
Ngày nay, hợp tác và liên kết ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới, vớinhững bước chuyển mạnh mẽ về chất, hướng đến mục tiêu trở thành một cộng đồnggắn kết về chính trị, vững mạnh về kinh tế và đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau giữa cácquốc gia vào năm 2015. Trong tiến trình đó, người dân các nước ASEAN, đối tượngtrung tâm mà Cộng đồng ASEAN hướng tới, sẽ được sống trong môi trường hòa bình,ổn định và hòa hợp; được tạo điều kiện phát triển bền vững và thịnh vượng trongmột không gian kinh tế mở, có khả năng cạnh tranh cao; được tiếp cận với cácdịch vụ và phúc lợi xã hội toàn diện, với các giá trị và bản sắc văn hóa đặc sắcđược gìn giữ và tôn trọng. Cùng với việc đẩy mạnh triển khai các Kế hoạch tổngthể về Kết nối ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển, ASEAN đang nỗ lực thúcđẩy sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền, giữa các quốc gia trong Hiệp hội,bảo đảm cả 10 quốc gia thành viên đều cùng đến đích hình thành cộng đồng như mụctiêu đã đề ra.
Khu vực liên kết mở với vai trò trung tâm của ASEAN
ASEAN đã trở thành hạt nhân thu hút và gắn kết sự tham gia của gần 20 đối tác,trong đó có các cường quốc và trung tâm lớn trên thế giới vào các tiến trình đốithoại và hợp tác ở khu vực do chính ASEAN khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo.Quan hệ đối thoại theo khuôn khổ ASEAN+1 được ASEAN thiết lập với 10 Đối tác gồmAustralia, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, HànQuốc, New Zealand, Nga, Mỹ, Liên hợp quốc và 1 Đối tác theo lĩnh vực làPakistan, trong đó nhiều Đối tác đã xây dựng quan hệ với ASEAN ngay từ nhữngngày đầu mới thành lập vào những năm 1970. Thông qua các quan hệ này, ASEAN đãtranh thủ được sự ủng hộ và hỗ trợ đáng kể của các Đối tác cho nỗ lực đẩy mạnhhợp tác và tăng cường liên kết khu vực của Hiệp hội cũng như cùng chung tay giảiquyết các vấn đề chung tác động đến khu vực.
Bên cạnh đó, ASEAN cũng khởi xướng và chủ trì nhiều khuôn khổ và cơ chế hợp táckhu vực quan trọng như ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị Cấpcao Đông Á (EAS - với 8 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,Australia, New Zealand, Nga và Mỹ), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF - với 27 đốitác). Các diễn đàn này, với sự tham gia của các Đối tác lớn vả nhỏ, trong vàngoài khu vực, mỗi cơ chế có những đặc thù riêng, đã tạo thành mạng lưới đan xennằm trong một cấu trúc khu vực mở, với ASEAN ở vị trí trung tâm, cùng hướng đếnmục tiêu chung là thúc đẩy đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định, hợp tác vàphát triển ở khu vực.
Trong khi ASEAN+3 tập trung nhiều hơn vào hợp tác kinh tế, thương mại, tàichính, do lịch sử hình thành cơ chế này xuất phát từ nhu cầu khắc phục hậu quảkhủng hoảng tài chính khu vực những năm 1997-1998, thì Hội nghị Cấp cao Đông Á(EAS), là khuôn khổ mới đi vào hoạt động từ 2005, nhưng đã phát huy vai trò quantrọng là diễn đàn mở để các Nhà Lãnh đạo trong khu vực cùng trao đổi cởi mở vàthẳng thắn về các vấn đề mang tầm chiến lược, bao gồm cả hợp tác chính trị-anninh, kinh tế-thương mại cũng như ứng phó với các thách thức đang nổi lên nhưthiên tai, dịch bệnh…
Trong quan hệ với các Đối tác bên ngoài, ASEAN luôn thể hiện là một thực thể vớitiếng nói chung, đồng thời, đóng vai trò định hướng, dẫn dắt các nội dung thảoluận và các ưu tiên hợp tác tại các diễn đàn khu vực do ASEAN khởi xướng kểtrên. Vai trò trung tâm của ASEAN luôn được các đối tác tôn trọng và đánh giácao, bởi ASEAN đã phát huy tích cực hình ảnh “người trung gian trung thực”, nỗlực điều hòa, gắn kết và cân bằng các mối lợi ích đan xen ở khu vực. Tại cácdiễn đàn đa phương liên khu vực và toàn cầu như ASEM, APEC, Liên Hợp Quốc cũngnhư ở các nước Đối tác, người ta luôn nhìn thấy hình ảnh một ASEAN gắn bó chặtchẽ, cùng phấn đấu cho hòa bình, hợp tác, phát triển và các giá trị chung củanhân loại.
Vai trò trung tâm của ASEAN trong tăng cường hợp tác an ninh vì hòa bình và ổnđịnh trong khu vực
Xây dựng môi trường khu vực hòa bình và ổn định vì phát triển và phồn vinh luônlà mối quan tâm hàng đầu của các nước Đông Nam Á vốn là những quốc gia nhỏ béchịu nhiều đau khổ bởi khác biệt và bất đồng, bởi tranh chấp và xung đột, bởichia cắt và chiến tranh. Chính vì vậy, đóng góp cho mục tiêu này không chỉ đượckhẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng khác nhau của ASEAN, mà còn được thểhiện thông qua các sáng kiến đa dạng, phong phú và mang tính lâu dài. Một trongnhững sáng kiến đó là ASEAN đã thành lập và dẫn dắt Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)năm 1994.
Với tiêu chí đóng góp hiệu quả cho hợp tác vì hòa bình và ổn định trong khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương, thường xuyên trao đổi sâu về tình hình an ninh khu vựcvà quốc tế cùng các biện pháp xây dựng lòng tin đa dạng, phong phú và hiệu quả,ARF đã không ngừng phát triển kể cả về số lượng thành viên lẫn chất lượng hợptác. Đến nay, 27 nước tham gia đã thúc đẩy tiến trình ARF phát triển mạnh cả vềqui mô lẫn nội dung hợp tác, trở thành diễn đàn hàng đầu về an ninh trong khuvực, được toàn thế giới quan tâm và theo dõi. Trên thực tế, Diễn đàn ARF hàngnăm đã là điểm hẹn của các quan chức ngoại giao và quốc phòng trong khu vực, lànơi các nước trao đổi cởi mở và thẳng thắn về các vấn đề an ninh, kể cả nhữngthách thức đang nổi lên.
Không chỉ dừng lại ở trao đổi chung chung,với quyết tâm phát triển qua ba giaiđoạn chủ yếu xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và xây dựng các cách tiếpcận chung để giải quyết xung đột, những nội dung hợp tác của Diễn đàn đã và đangđược thúc đẩy sâu và rộng hơn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ phòng chốngthiên tai tới chống phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt và giải trừ quân bị.
Những thành công trên đây của ARF chính là dựa trên các nguyên tắc hoạt động củaASEAN. Đó chính là đồng thuận, tiệm tiến, không can thiệp. Đó cũng chính làphương cách làm việc của ASEAN, luôn do ASEAN làm Chủ tịch, luôn do ASEAN xâydựng nghị sự. Chuyển sang giai đoạn phát triển mới, ngoại giao phòng ngừa, vớiASEAN ở vị trí trung tâm, ARF đang không ngừng phát triển, không ngừng vươn lên,vừa củng cố vị trí là diễn đàn hàng đầu trao đổi về an ninh trong khu vực vừađóng góp hiệu quả cho xây dựng môi trường khu vực hòa bình, ổn định vì hợp tácvà phát triển của các dân tộc.
Nhiều năm qua, hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên biển nóichung và trong khu vực Biển Đông nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của tấtcả các nước trong và ngoài khu vực. Biển Đông đã trở thành một chủ đề trao đổitrong nhiều khuôn khổ của ASEAN và khu vực. Từ những trao đổi tản mát, ngày naycác nước trong và ngoài khu vực thường xuyên đề cập tới tình hình Biển Đông tạinhiều diễn đàn khác nhau, nhất là những diễn đàn do ASEAN thành lập và dẫn dắt.
Trong nội dung này, một lần nữa, ASEAN đã thể hiện được vai trò trung tâm củamình. Từ 1992 đến nay, ASEAN đã có nhiều Tuyên bố khác nhau về tình hình BiểnĐông. Năm 2002, ASEAN đã cùng Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ởBiển Đông (DOC). Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông vừa đượcthông qua gần đây đã thể hiện quan tâm chung và cách tiếp cận chủ đạo của Hiệphội đối với các vấn đề trên Biển Đông, đồng thời cũng cho thấy khả năng củaASEAN trong xây dựng đồng thuận, thúc đẩy đối thoại và hợp tác về tất cả các nộidung trao đổi trong khu vực.
Nhận thức chung của ASEAN về Biển Đông là luật pháp quốc tế, trong đó có Côngước Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982 (UNCLOS 1982) cần phải được tôn trọng vàthực hiện đầy đủ. Đồng thời, các nguyên tắc của khu vực, nhất là Tuyên bố về ứngxử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng phải luôn được đề cao, tôn trọng và thựchiện một cách nghiêm túc, triệt để. Hiện nay, ASEAN đã sẵn sàng và mong muốntrao đổi, thỏa thuận, tiến tới ký kết một Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốcđể đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
ASEAN Đoàn kết xây dựng Cộng đồng
Trong quá trình tăng cường liên kết và đẩy mạnh hợp tác, ASEAN tiếp tục phát huychủ trương giải quyết mọi khác biệt trên tinh thần “Phương cách ASEAN” đề caođoàn kết, tham vấn và đồng thuận. Một vấn đề xảy ra ở khu vực, dù có tác độngtrực tiếp hay gián tiếp đến các nước thành viên, vẫn luôn được cả 10 nước cùngquan tâm, trao đổi để tìm ra giải pháp chung. Thực tế cho thấy, ngoài vấn đềBiển Đông, các vấn đề từ an ninh truyền thống của các khu vực khác cũng như tạichâu Á, cho đến các vấn đề an ninh phi truyền thống như phát triển bền vững, bảovệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mê Công, giảm ô nhiễm khói mù xuyên biêngiới… đã trở thành chủ đề được cả Hiệp hội cùng chia sẻ, đề ra hướng giải quyếtphù hợp.
Tình đoàn kết ASEAN còn được thể hiện trong tình huống một nước hay giữa một vàithành viên với nhau có khó khăn, cả khối cùng tham gia hỗ trợ tích cực theo tinhthần xây dựng và đoàn kết ASEAN nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc cơ bản là khôngcan thiệp.
Để hướng tới một cộng đồng liên kết chặt chẽ và toàn diện vào năm 2015, ngoàinhững nỗ lực xây dựng cộng đồng an ninh vững mạnh, ASEAN đang nỗ lực hơn nữatrong việc hoàn thành đầy đủ và có trách nhiệm các cam kết khu vực, xây dựngCộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN. Những biện pháp kinh tế sẽđược thực hiện quyết liệt hơn nữa như mở cửa thị trường và thuận lợi hóa thươngmại, dịch vụ, đầu tư theo khuôn khổ các Hiệp định Thương mại và Hàng hóa ASEAN(ATIGA), Hiệp định Thương mại và Dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định Đầu tư ASEAN(ACIA); đẩy mạnh hoàn thiện các khung chính sách nhằm đưa ASEAN trở thành khuvực kinh tế có sức cạnh tranh; thúc đẩy phát triển cân bằng, bền vững và thu hẹpkhoảng cách phát triển; triển khai hiệu quả các thỏa thuận Khu vực Mậu dịch Tựdo (FTAs)/Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEP) đã ký với các Đối tác, đưa nền kinh tếASEAN hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, chính phủ các nướcthành viên ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp chính sách cần thiết đểdoanh nghiệp và người dân có thể tận dụng tối đa các cơ hội và tiềm năng do Cộngđồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các khuôn khổ liên kết kinh tế khu vực đem lại. Theoước tính, không gian kinh tế Đông Á sẽ chiếm 1/3 tổng dân số thế giới và 1/4tổng GDP toàn cầu.
Để hiện thực hóa mục tiêu về một Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm,các nước thành viên cũng cần dành quan tâm và nguồn lực lớn hơn cho các nỗ lựcbảo đảm và nâng cao chất lượng cuộc sống của hơn 600 triệu người dân trong khuvực. Theo đó, các mục tiêu mà Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đã đề ra như hợptác phát triển con người, thúc đẩy phúc lợi và bảo trợ xã hội, đảm bảo công bằngxã hội và các quyền lợi chính đáng của người dân, phát triển môi trường bền vữngvà đề cao bản sắc ASEAN sẽ cần được đẩy mạnh cả ở cấp độ khu vực cũng như lồngghép trong các chương trình phát triển quốc gia của mỗi nước. Các tầng lớp xãhội cần được khuyến khích tham gia tích cực và đóng góp xây dựng vào tiến trìnhliên kết khu vực của ASEAN, đồng thời, các Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa để đưacác lợi ích thiết thực từ Cộng đồng ASEAN trực tiếp đến với người dân.
Có thể nói 45 năm gắn bó và liên kết chặt chẽ đã giúp tạo nên một lợi thế và sứcmạnh không thể phủ nhận của ASEAN, tạo tiền đề vững vàng để ASEAN đạt tới nhữngbước phát triển xa hơn, mà trước mắt là trở thành một cộng đồng gắn kết và vữngmạnh vào năm 2015.
Chặng đường 17 năm Việt Nam trong ASEAN
Trong 17 năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam luôn chủ trương đóng góp một cáchtích cực, có trách nhiệm nhằm xây dựng một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kếtchặt chẽ vì hòa bình, ổn định và phát triển chung ở khu vực cũng như lợi ích củamỗi quốc gia thành viên. Những dấu ấn quan trọng mà Việt Nam đóng góp cho ASEANđược ghi nhận như hiện thực hóa ý tưởng mở rộng ASEAN-10; tổ chức thành công Hộinghị Cấp cao ASEAN-6 và thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (1998) giúpASEAN vượt qua giai đoạn khó khăn của khủng hoảng tài chính khu vực; hoàn thànhtốt đẹp nhiệm kỳ Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN nhiệm kỳ 2000-2001 và gần đâynhất là đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Nhiệm kỳ Chủ tịchASEAN năm 2010 của Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét về một nước Chủ tịch tíchcực, chủ động và đầy trách nhiệm, đã đề xuất và cùng các nước thành viên trongHiệp hội đề ra những định hướng quan trọng giúp đẩy mạnh hành động hướng đếnCộng đồng ASEAN và nâng tầm quan hệ đối ngoại, đề cao vai trò trung tâm củaASEAN ở khu vực… Những thành quả tốt đẹp mà ASEAN đạt được trong năm 2010 sẽ làđiểm nhấn khó phai mờ trong hành trình gắn bó của chúng ta với ASEAN, nhất làtrong giai đoạn lịch sử trước ngưỡng cửa hình thành cộng đồng của Hiệp hội.
17 năm đồng hành với các nước trong ASEAN, Việt Nam đã nhận được nhiều sự hợptác, trợ giúp của các nước thành viên cũng như của toàn khối, và cũng tự mìnhhọc được nhiều kinh nghiệm quý báu của các nước ASEAN. Thông qua đó, chúng ta đãmở rộng và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác và tin cậy với các nước láng giềngtrong khu vực, tạo dựng được môi trường hòa bình và ổn định có ý nghĩa chiếnlược đối với các mục tiêu an ninh và phát triển của đất nước. Hợp tác kinhtế-thương mại với các nước ASEAN đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tếViệt Nam.
Tính đến năm 2010, thương mại hai chiều đạt 26,7 tỉ đôla, chiếm 1/5 tổng kimngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và tăng gấp 3 lần so với tổng kim ngạch thươngmại giữa Việt Nam với bên ngoài giai đoạn trước 1995 khi Việt Nam chưa gia nhậpASEAN. Hiện các nhà đầu tư từ ASEAN đang triển khai 1449 dự án tại Việt Nam, vớitổng số vốn đăng ký tích lũy đạt 44 tỉ đôla. ASEAN đã trở thành đối tác kinhtế, thương mại hàng đầu của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại bìnhquân 15-16%/năm.
Tương lai phát triển của Việt Nam sẽ gắn bó chặt chẽ với khu vực, với ASEAN vàcác quốc gia láng giềng trong ASEAN. Lãnh đạo cấp cao của chúng ta đã nhiều lầnkhẳng định hợp tác ASEAN sẽ là một trong những trụ cột quan trọng trong đườnglối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khuvực và quốc tế của Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứXI đã chỉ rõ Việt Nam sẽ “cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăngcường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuônkhổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Cùng ASEAN hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng
Chặng đường từ nay đến mốc hình thành Cộng đồng ASEAN chỉ còn hơn hai năm, nhưngkhối lượng công việc trước mắt vẫn còn khá lớn, trong đó một phần ba trong tổngsố 800 đầu việc đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cần được tiếp tụchoàn tất. Bối cảnh khu vực và quốc tế đang biến chuyển không ngừng cũng đặt racho ASEAN những câu hỏi lớn làm thế nào để giữ vững vai trò trung tâm của Hiệphội ở khu vực, điều hòa và cân bằng lợi ích đan xen của các nước, ứng phó hiệuquả hơn với các thách thức và các vấn đề nảy sinh. Trên chặng đường phát triểnmới của Hiệp hội, Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp cho ASEAN trên các trọng tâm lớnsau:
- Thứ nhất, tiếp tục củng cố và tăng cường đoàn kết ASEAN, giữ vững các địnhhướng chủ đạo và mục tiêu đã đề ra, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiệphội; đảm bảo tính thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong định hướng cáctiến trình hợp tác khu vực cũng như xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế thuộcquan tâm và lợi ích chung; tích cực phối hợp lập trường và tạo tiếng nói thốngnhất của ASEAN tại các diễn đàn đa phương và quốc tế.
- Thứ hai, thúc đẩy cam kết và hành động chung nhằm thực hiện đầy đủ, đúng hạncác phần việc còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đẩy mạnh kết nốiASEAN và phát triển đồng đều, bền vững trong Hiệp hội; cùng các nước thành viêntiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để Cộng đồng ASEAN đi vào hiện thực theođúng kế hoạch vào năm 2015, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền,quảng bá rộng rãi, nâng cao ý thức cộng đồng và tình đoàn kết giữa người dân cácnước.
- Thứ ba, tiếp tục củng cố và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để hợp táccùng phát triển; thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, bao gồm cả các nỗ lựchình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; kiên trì cùng các nước tham gia kýkết DOC tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc ứng xử được ghi trongDOC, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982,cùng ASEAN sớm bàn thảo với Trung Quốc một Bộ quy tắc ứng xử (COC).
- Thứ tư, Phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, không ngừng mở rộng và làm sâusắc thêm quan hệ hợp tác toàn diện, cùng có lợi giữa ASEAN với các Đối tác; nângcao chất lượng và hiệu quả của các tiến trình hợp tác khu vực hiện có nhưASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…; tạo điều kiện và khuyến khích các Đối táccùng tham gia đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòabình, ổn định và phát triển ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặtra, đồng thời thiết thực hỗ trợ ASEAN tăng cường liên kết và kết nối. Chủ độngvà tích cực cùng các nước thành viên đưa ASEAN đến đích xây dựng thành công Cộngđồng vào năm 2015, cũng như tạo những bước khởi đầu thuận lợi cho Cộng đồngASEAN, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no và thịnh vượng cho người dân các quốcgia trong khu vực./.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết này.
45 năm trước, tại Bangkok, ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) đã tuyên bố ra đời, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra một giai đoạnhợp tác mới của các nước Đông Nam Á, là tiền đề quan trọng cho tiến trình xâydựng cộng đồng ASEAN ngày hôm nay. Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã đặt mục tiêucao cả ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa,tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên, cũng như thúc đẩyhòa bình, ổn định trong khu vực.
ASEAN - 45 năm hướng tới một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng
Từ 5 quốc gia Đông Nam Á đầu tiên đặt bút ký vào bản Tuyên bố Bangkok, ngày nayHiệp hội đã gồm 10 nước, bao trùm hầu hết khu vực Đông Nam Á với diện tích 4,5triệu km2. Các nước ASEAN có dân số khoảng trên 600 triệu người, với nền văn hóahết sức đa dạng, phong phú, và đặc sắc. ASEAN đang là một khu vực kinh tế năngđộng và phát triển cao. Trong bối cảnh kinh tế thế giới liên tục suy giảm, cácnền kinh tế ASEAN vẫn đạt tốc độ tăng trưởng dương, bình quân trên 5%/năm và ổnđịnh, với tổng GDP cả khối đạt 3,2 nghìn tỉ đôla Mỹ .
Khi ASEAN mới thành lập, đã có không ít hoài nghi về tính khả thi của tổ chứcmới ra đời này sau những nỗ lực không thành nhằm thiết lập các khuôn khổ hợp táckhu vực trước đó, cùng với những mục tiêu tham vọng đặt ra trong Tuyên bốBangkok (đặt trong bối cảnh lịch sử lúc đó). Trải qua 45 năm chung tay nỗ lực,các quốc gia trong khu vực đã từng bước vượt qua các rào cản của lịch sử vànhững khác biệt, cùng chung tay đẩy mạnh hợp tác, tăng cường liên kết dưới mộtmái nhà ASEAN, cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợptác, phát triển.
Ngày nay, ASEAN đã khẳng định mình, không chỉ trở thành một thực thể chínhtrị-kinh tế quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, mà đang mở rộng và phát huy vai tròở cả khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với uy tín và ảnh hưởng trên toàn cầu.
Lịch sử phát triển của ASEAN đã trải qua 4 dấu mốc quan trọng đánh dấu các bướcphát triển lớn của cộng đồng ASEAN. Giai đoạn hình thành và khẳng định tính đúngđắn và sự cần thiết của Hiệp hội diễn ra từ năm 1967 tới giữa những năm 70 củathế kỷ 20. Sự phát triển của mối quan hệ khăng khít giữa các quốc gia thành viênđã đưa tới sự kiện quan trọng: ngày 24/2/1976, tại Bali, Indonesia, Hiệp ướcThân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) hay còn gọi là Hiệp ước Bali, đã ra đờivới mục tiêu thúc đẩy hòa bình vĩnh viễn, tình hữu nghị và hợp tác lâu bền giữanhân dân các nước thành viên, góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết vàquan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước Đông Nam Á.
Với sự tham gia của Việt Nam tiếp theo là Lào, Myanmar, và sau đó là Campuchia,lần đầu tiên trong lịch sử Đông Nam Á sự đối đầu đã chính thức chấm dứt, mở rathời kỳ mới của hòa bình, hợp tác và phát triển. Trên cơ sở một nền hòa bìnhvững chắc cùng với ý nguyện chung tay xây dựng một cộng đồng phồn thịnh, tháng12/1997, tại Hội nghị Cấp cao không chính thức tại Kuala Lumpur, nhân kỷ niệm 30năm thành lập, ASEAN đã thông qua văn kiện Tầm nhìn ASEAN tới 2020 với mục tiêutổng quát đưa Hiệp hội trở thành “một nhóm hài hòa các dân tộc Đông Nam Á, gắnbó trong một cộng đồng các dân tộc đùm bọc lẫn nhau.” Tầm nhìn ASEAN 2020 là vănkiện quan trọng đặt nền tảng cho ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN ở những nămsau đó. Ý tưởng về một cộng đồng đã ra đời và trở thành quyết tâm không gì laychuyển nổi của các quốc gia nhỏ bé muốn gắn kết với nhau thành một khối thốngnhất hùng mạnh vì mục tiêu xây dựng một nền hòa bình mãi mãi, mang lại phồnthịnh cho khu vực, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tháng 11/2007 tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 ở Singapore, Hiến chươngASEAN, văn kiện quan trọng hàng đầu của Hiệp hội, đã được ký kết tạo khuôn khổpháp lý và thể chế hỗ trợ ASEAN gia tăng liên kết khu vực và xây dựng cộng đồng.
45 năm qua, khát vọng hòa bình và phát triển luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiềudài hoạt động của các nước thành viên Hiệp hội. Đoàn kết, hợp tác cùng pháttriển luôn luôn là xu thế chủ đạo, là chất keo kết dính chặt chẽ quan hệ giữacác quốc gia trong Hiệp hội.
Ngày nay, hợp tác và liên kết ASEAN đang bước vào giai đoạn phát triển mới, vớinhững bước chuyển mạnh mẽ về chất, hướng đến mục tiêu trở thành một cộng đồnggắn kết về chính trị, vững mạnh về kinh tế và đùm bọc, chia sẻ lẫn nhau giữa cácquốc gia vào năm 2015. Trong tiến trình đó, người dân các nước ASEAN, đối tượngtrung tâm mà Cộng đồng ASEAN hướng tới, sẽ được sống trong môi trường hòa bình,ổn định và hòa hợp; được tạo điều kiện phát triển bền vững và thịnh vượng trongmột không gian kinh tế mở, có khả năng cạnh tranh cao; được tiếp cận với cácdịch vụ và phúc lợi xã hội toàn diện, với các giá trị và bản sắc văn hóa đặc sắcđược gìn giữ và tôn trọng. Cùng với việc đẩy mạnh triển khai các Kế hoạch tổngthể về Kết nối ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển, ASEAN đang nỗ lực thúcđẩy sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền, giữa các quốc gia trong Hiệp hội,bảo đảm cả 10 quốc gia thành viên đều cùng đến đích hình thành cộng đồng như mụctiêu đã đề ra.
Khu vực liên kết mở với vai trò trung tâm của ASEAN
ASEAN đã trở thành hạt nhân thu hút và gắn kết sự tham gia của gần 20 đối tác,trong đó có các cường quốc và trung tâm lớn trên thế giới vào các tiến trình đốithoại và hợp tác ở khu vực do chính ASEAN khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo.Quan hệ đối thoại theo khuôn khổ ASEAN+1 được ASEAN thiết lập với 10 Đối tác gồmAustralia, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, HànQuốc, New Zealand, Nga, Mỹ, Liên hợp quốc và 1 Đối tác theo lĩnh vực làPakistan, trong đó nhiều Đối tác đã xây dựng quan hệ với ASEAN ngay từ nhữngngày đầu mới thành lập vào những năm 1970. Thông qua các quan hệ này, ASEAN đãtranh thủ được sự ủng hộ và hỗ trợ đáng kể của các Đối tác cho nỗ lực đẩy mạnhhợp tác và tăng cường liên kết khu vực của Hiệp hội cũng như cùng chung tay giảiquyết các vấn đề chung tác động đến khu vực.
Bên cạnh đó, ASEAN cũng khởi xướng và chủ trì nhiều khuôn khổ và cơ chế hợp táckhu vực quan trọng như ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị Cấpcao Đông Á (EAS - với 8 đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,Australia, New Zealand, Nga và Mỹ), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF - với 27 đốitác). Các diễn đàn này, với sự tham gia của các Đối tác lớn vả nhỏ, trong vàngoài khu vực, mỗi cơ chế có những đặc thù riêng, đã tạo thành mạng lưới đan xennằm trong một cấu trúc khu vực mở, với ASEAN ở vị trí trung tâm, cùng hướng đếnmục tiêu chung là thúc đẩy đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định, hợp tác vàphát triển ở khu vực.
Trong khi ASEAN+3 tập trung nhiều hơn vào hợp tác kinh tế, thương mại, tàichính, do lịch sử hình thành cơ chế này xuất phát từ nhu cầu khắc phục hậu quảkhủng hoảng tài chính khu vực những năm 1997-1998, thì Hội nghị Cấp cao Đông Á(EAS), là khuôn khổ mới đi vào hoạt động từ 2005, nhưng đã phát huy vai trò quantrọng là diễn đàn mở để các Nhà Lãnh đạo trong khu vực cùng trao đổi cởi mở vàthẳng thắn về các vấn đề mang tầm chiến lược, bao gồm cả hợp tác chính trị-anninh, kinh tế-thương mại cũng như ứng phó với các thách thức đang nổi lên nhưthiên tai, dịch bệnh…
Trong quan hệ với các Đối tác bên ngoài, ASEAN luôn thể hiện là một thực thể vớitiếng nói chung, đồng thời, đóng vai trò định hướng, dẫn dắt các nội dung thảoluận và các ưu tiên hợp tác tại các diễn đàn khu vực do ASEAN khởi xướng kểtrên. Vai trò trung tâm của ASEAN luôn được các đối tác tôn trọng và đánh giácao, bởi ASEAN đã phát huy tích cực hình ảnh “người trung gian trung thực”, nỗlực điều hòa, gắn kết và cân bằng các mối lợi ích đan xen ở khu vực. Tại cácdiễn đàn đa phương liên khu vực và toàn cầu như ASEM, APEC, Liên Hợp Quốc cũngnhư ở các nước Đối tác, người ta luôn nhìn thấy hình ảnh một ASEAN gắn bó chặtchẽ, cùng phấn đấu cho hòa bình, hợp tác, phát triển và các giá trị chung củanhân loại.
Vai trò trung tâm của ASEAN trong tăng cường hợp tác an ninh vì hòa bình và ổnđịnh trong khu vực
Xây dựng môi trường khu vực hòa bình và ổn định vì phát triển và phồn vinh luônlà mối quan tâm hàng đầu của các nước Đông Nam Á vốn là những quốc gia nhỏ béchịu nhiều đau khổ bởi khác biệt và bất đồng, bởi tranh chấp và xung đột, bởichia cắt và chiến tranh. Chính vì vậy, đóng góp cho mục tiêu này không chỉ đượckhẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng khác nhau của ASEAN, mà còn được thểhiện thông qua các sáng kiến đa dạng, phong phú và mang tính lâu dài. Một trongnhững sáng kiến đó là ASEAN đã thành lập và dẫn dắt Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)năm 1994.
Với tiêu chí đóng góp hiệu quả cho hợp tác vì hòa bình và ổn định trong khu vựcchâu Á-Thái Bình Dương, thường xuyên trao đổi sâu về tình hình an ninh khu vựcvà quốc tế cùng các biện pháp xây dựng lòng tin đa dạng, phong phú và hiệu quả,ARF đã không ngừng phát triển kể cả về số lượng thành viên lẫn chất lượng hợptác. Đến nay, 27 nước tham gia đã thúc đẩy tiến trình ARF phát triển mạnh cả vềqui mô lẫn nội dung hợp tác, trở thành diễn đàn hàng đầu về an ninh trong khuvực, được toàn thế giới quan tâm và theo dõi. Trên thực tế, Diễn đàn ARF hàngnăm đã là điểm hẹn của các quan chức ngoại giao và quốc phòng trong khu vực, lànơi các nước trao đổi cởi mở và thẳng thắn về các vấn đề an ninh, kể cả nhữngthách thức đang nổi lên.
Không chỉ dừng lại ở trao đổi chung chung,với quyết tâm phát triển qua ba giaiđoạn chủ yếu xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và xây dựng các cách tiếpcận chung để giải quyết xung đột, những nội dung hợp tác của Diễn đàn đã và đangđược thúc đẩy sâu và rộng hơn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, từ phòng chốngthiên tai tới chống phổ biến vũ khí sát thương hàng loạt và giải trừ quân bị.
Những thành công trên đây của ARF chính là dựa trên các nguyên tắc hoạt động củaASEAN. Đó chính là đồng thuận, tiệm tiến, không can thiệp. Đó cũng chính làphương cách làm việc của ASEAN, luôn do ASEAN làm Chủ tịch, luôn do ASEAN xâydựng nghị sự. Chuyển sang giai đoạn phát triển mới, ngoại giao phòng ngừa, vớiASEAN ở vị trí trung tâm, ARF đang không ngừng phát triển, không ngừng vươn lên,vừa củng cố vị trí là diễn đàn hàng đầu trao đổi về an ninh trong khu vực vừađóng góp hiệu quả cho xây dựng môi trường khu vực hòa bình, ổn định vì hợp tácvà phát triển của các dân tộc.
Nhiều năm qua, hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải trên biển nóichung và trong khu vực Biển Đông nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của tấtcả các nước trong và ngoài khu vực. Biển Đông đã trở thành một chủ đề trao đổitrong nhiều khuôn khổ của ASEAN và khu vực. Từ những trao đổi tản mát, ngày naycác nước trong và ngoài khu vực thường xuyên đề cập tới tình hình Biển Đông tạinhiều diễn đàn khác nhau, nhất là những diễn đàn do ASEAN thành lập và dẫn dắt.
Trong nội dung này, một lần nữa, ASEAN đã thể hiện được vai trò trung tâm củamình. Từ 1992 đến nay, ASEAN đã có nhiều Tuyên bố khác nhau về tình hình BiểnĐông. Năm 2002, ASEAN đã cùng Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ởBiển Đông (DOC). Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông vừa đượcthông qua gần đây đã thể hiện quan tâm chung và cách tiếp cận chủ đạo của Hiệphội đối với các vấn đề trên Biển Đông, đồng thời cũng cho thấy khả năng củaASEAN trong xây dựng đồng thuận, thúc đẩy đối thoại và hợp tác về tất cả các nộidung trao đổi trong khu vực.
Nhận thức chung của ASEAN về Biển Đông là luật pháp quốc tế, trong đó có Côngước Luật biển của Liên Hợp Quốc 1982 (UNCLOS 1982) cần phải được tôn trọng vàthực hiện đầy đủ. Đồng thời, các nguyên tắc của khu vực, nhất là Tuyên bố về ứngxử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng phải luôn được đề cao, tôn trọng và thựchiện một cách nghiêm túc, triệt để. Hiện nay, ASEAN đã sẵn sàng và mong muốntrao đổi, thỏa thuận, tiến tới ký kết một Bộ quy tắc ứng xử (COC) với Trung Quốcđể đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
ASEAN Đoàn kết xây dựng Cộng đồng
Trong quá trình tăng cường liên kết và đẩy mạnh hợp tác, ASEAN tiếp tục phát huychủ trương giải quyết mọi khác biệt trên tinh thần “Phương cách ASEAN” đề caođoàn kết, tham vấn và đồng thuận. Một vấn đề xảy ra ở khu vực, dù có tác độngtrực tiếp hay gián tiếp đến các nước thành viên, vẫn luôn được cả 10 nước cùngquan tâm, trao đổi để tìm ra giải pháp chung. Thực tế cho thấy, ngoài vấn đềBiển Đông, các vấn đề từ an ninh truyền thống của các khu vực khác cũng như tạichâu Á, cho đến các vấn đề an ninh phi truyền thống như phát triển bền vững, bảovệ và sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mê Công, giảm ô nhiễm khói mù xuyên biêngiới… đã trở thành chủ đề được cả Hiệp hội cùng chia sẻ, đề ra hướng giải quyếtphù hợp.
Tình đoàn kết ASEAN còn được thể hiện trong tình huống một nước hay giữa một vàithành viên với nhau có khó khăn, cả khối cùng tham gia hỗ trợ tích cực theo tinhthần xây dựng và đoàn kết ASEAN nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc cơ bản là khôngcan thiệp.
Để hướng tới một cộng đồng liên kết chặt chẽ và toàn diện vào năm 2015, ngoàinhững nỗ lực xây dựng cộng đồng an ninh vững mạnh, ASEAN đang nỗ lực hơn nữatrong việc hoàn thành đầy đủ và có trách nhiệm các cam kết khu vực, xây dựngCộng đồng Kinh tế, Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN. Những biện pháp kinh tế sẽđược thực hiện quyết liệt hơn nữa như mở cửa thị trường và thuận lợi hóa thươngmại, dịch vụ, đầu tư theo khuôn khổ các Hiệp định Thương mại và Hàng hóa ASEAN(ATIGA), Hiệp định Thương mại và Dịch vụ ASEAN (AFAS), Hiệp định Đầu tư ASEAN(ACIA); đẩy mạnh hoàn thiện các khung chính sách nhằm đưa ASEAN trở thành khuvực kinh tế có sức cạnh tranh; thúc đẩy phát triển cân bằng, bền vững và thu hẹpkhoảng cách phát triển; triển khai hiệu quả các thỏa thuận Khu vực Mậu dịch Tựdo (FTAs)/Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEP) đã ký với các Đối tác, đưa nền kinh tếASEAN hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Theo đó, chính phủ các nướcthành viên ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành các biện pháp chính sách cần thiết đểdoanh nghiệp và người dân có thể tận dụng tối đa các cơ hội và tiềm năng do Cộngđồng Kinh tế ASEAN (AEC) và các khuôn khổ liên kết kinh tế khu vực đem lại. Theoước tính, không gian kinh tế Đông Á sẽ chiếm 1/3 tổng dân số thế giới và 1/4tổng GDP toàn cầu.
Để hiện thực hóa mục tiêu về một Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm,các nước thành viên cũng cần dành quan tâm và nguồn lực lớn hơn cho các nỗ lựcbảo đảm và nâng cao chất lượng cuộc sống của hơn 600 triệu người dân trong khuvực. Theo đó, các mục tiêu mà Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN đã đề ra như hợptác phát triển con người, thúc đẩy phúc lợi và bảo trợ xã hội, đảm bảo công bằngxã hội và các quyền lợi chính đáng của người dân, phát triển môi trường bền vữngvà đề cao bản sắc ASEAN sẽ cần được đẩy mạnh cả ở cấp độ khu vực cũng như lồngghép trong các chương trình phát triển quốc gia của mỗi nước. Các tầng lớp xãhội cần được khuyến khích tham gia tích cực và đóng góp xây dựng vào tiến trìnhliên kết khu vực của ASEAN, đồng thời, các Chính phủ cần nỗ lực hơn nữa để đưacác lợi ích thiết thực từ Cộng đồng ASEAN trực tiếp đến với người dân.
Có thể nói 45 năm gắn bó và liên kết chặt chẽ đã giúp tạo nên một lợi thế và sứcmạnh không thể phủ nhận của ASEAN, tạo tiền đề vững vàng để ASEAN đạt tới nhữngbước phát triển xa hơn, mà trước mắt là trở thành một cộng đồng gắn kết và vữngmạnh vào năm 2015.
Chặng đường 17 năm Việt Nam trong ASEAN
Trong 17 năm đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam luôn chủ trương đóng góp một cáchtích cực, có trách nhiệm nhằm xây dựng một ASEAN vững mạnh, đoàn kết và liên kếtchặt chẽ vì hòa bình, ổn định và phát triển chung ở khu vực cũng như lợi ích củamỗi quốc gia thành viên. Những dấu ấn quan trọng mà Việt Nam đóng góp cho ASEANđược ghi nhận như hiện thực hóa ý tưởng mở rộng ASEAN-10; tổ chức thành công Hộinghị Cấp cao ASEAN-6 và thông qua Chương trình Hành động Hà Nội (1998) giúpASEAN vượt qua giai đoạn khó khăn của khủng hoảng tài chính khu vực; hoàn thànhtốt đẹp nhiệm kỳ Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN nhiệm kỳ 2000-2001 và gần đâynhất là đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010. Nhiệm kỳ Chủ tịchASEAN năm 2010 của Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét về một nước Chủ tịch tíchcực, chủ động và đầy trách nhiệm, đã đề xuất và cùng các nước thành viên trongHiệp hội đề ra những định hướng quan trọng giúp đẩy mạnh hành động hướng đếnCộng đồng ASEAN và nâng tầm quan hệ đối ngoại, đề cao vai trò trung tâm củaASEAN ở khu vực… Những thành quả tốt đẹp mà ASEAN đạt được trong năm 2010 sẽ làđiểm nhấn khó phai mờ trong hành trình gắn bó của chúng ta với ASEAN, nhất làtrong giai đoạn lịch sử trước ngưỡng cửa hình thành cộng đồng của Hiệp hội.
17 năm đồng hành với các nước trong ASEAN, Việt Nam đã nhận được nhiều sự hợptác, trợ giúp của các nước thành viên cũng như của toàn khối, và cũng tự mìnhhọc được nhiều kinh nghiệm quý báu của các nước ASEAN. Thông qua đó, chúng ta đãmở rộng và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác và tin cậy với các nước láng giềngtrong khu vực, tạo dựng được môi trường hòa bình và ổn định có ý nghĩa chiếnlược đối với các mục tiêu an ninh và phát triển của đất nước. Hợp tác kinhtế-thương mại với các nước ASEAN đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tếViệt Nam.
Tính đến năm 2010, thương mại hai chiều đạt 26,7 tỉ đôla, chiếm 1/5 tổng kimngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và tăng gấp 3 lần so với tổng kim ngạch thươngmại giữa Việt Nam với bên ngoài giai đoạn trước 1995 khi Việt Nam chưa gia nhậpASEAN. Hiện các nhà đầu tư từ ASEAN đang triển khai 1449 dự án tại Việt Nam, vớitổng số vốn đăng ký tích lũy đạt 44 tỉ đôla. ASEAN đã trở thành đối tác kinhtế, thương mại hàng đầu của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng thương mại bìnhquân 15-16%/năm.
Tương lai phát triển của Việt Nam sẽ gắn bó chặt chẽ với khu vực, với ASEAN vàcác quốc gia láng giềng trong ASEAN. Lãnh đạo cấp cao của chúng ta đã nhiều lầnkhẳng định hợp tác ASEAN sẽ là một trong những trụ cột quan trọng trong đườnglối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khuvực và quốc tế của Việt Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứXI đã chỉ rõ Việt Nam sẽ “cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăngcường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuônkhổ hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Cùng ASEAN hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng
Chặng đường từ nay đến mốc hình thành Cộng đồng ASEAN chỉ còn hơn hai năm, nhưngkhối lượng công việc trước mắt vẫn còn khá lớn, trong đó một phần ba trong tổngsố 800 đầu việc đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cần được tiếp tụchoàn tất. Bối cảnh khu vực và quốc tế đang biến chuyển không ngừng cũng đặt racho ASEAN những câu hỏi lớn làm thế nào để giữ vững vai trò trung tâm của Hiệphội ở khu vực, điều hòa và cân bằng lợi ích đan xen của các nước, ứng phó hiệuquả hơn với các thách thức và các vấn đề nảy sinh. Trên chặng đường phát triểnmới của Hiệp hội, Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp cho ASEAN trên các trọng tâm lớnsau:
- Thứ nhất, tiếp tục củng cố và tăng cường đoàn kết ASEAN, giữ vững các địnhhướng chủ đạo và mục tiêu đã đề ra, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiệphội; đảm bảo tính thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong định hướng cáctiến trình hợp tác khu vực cũng như xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế thuộcquan tâm và lợi ích chung; tích cực phối hợp lập trường và tạo tiếng nói thốngnhất của ASEAN tại các diễn đàn đa phương và quốc tế.
- Thứ hai, thúc đẩy cam kết và hành động chung nhằm thực hiện đầy đủ, đúng hạncác phần việc còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đẩy mạnh kết nốiASEAN và phát triển đồng đều, bền vững trong Hiệp hội; cùng các nước thành viêntiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để Cộng đồng ASEAN đi vào hiện thực theođúng kế hoạch vào năm 2015, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền,quảng bá rộng rãi, nâng cao ý thức cộng đồng và tình đoàn kết giữa người dân cácnước.
- Thứ ba, tiếp tục củng cố và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để hợp táccùng phát triển; thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, bao gồm cả các nỗ lựchình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; kiên trì cùng các nước tham gia kýkết DOC tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc ứng xử được ghi trongDOC, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982,cùng ASEAN sớm bàn thảo với Trung Quốc một Bộ quy tắc ứng xử (COC).
- Thứ tư, Phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, không ngừng mở rộng và làm sâusắc thêm quan hệ hợp tác toàn diện, cùng có lợi giữa ASEAN với các Đối tác; nângcao chất lượng và hiệu quả của các tiến trình hợp tác khu vực hiện có nhưASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…; tạo điều kiện và khuyến khích các Đối táccùng tham gia đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòabình, ổn định và phát triển ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặtra, đồng thời thiết thực hỗ trợ ASEAN tăng cường liên kết và kết nối. Chủ độngvà tích cực cùng các nước thành viên đưa ASEAN đến đích xây dựng thành công Cộngđồng vào năm 2015, cũng như tạo những bước khởi đầu thuận lợi cho Cộng đồngASEAN, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no và thịnh vượng cho người dân các quốcgia trong khu vực./.
(TTXVN)