Chương trình Ca Múa Nhạc Phật giáo - “Hương sen màu nhiệm” với những tiết mục âm nhạc đặc sắc mang đậm dấu ấn thời gian và hương vị Phật pháp đương đại đã diễn ra tại Cung Văn hóa hữu nghị Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm Phật giáo Thăng Long-Hà Nội.
Các chư tôn đức, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng-Ni các vị khách quý và Phật tử thiện tín đã có mặt tham dự.
“Hương sen màu nhiệm” hội tụ một không gian, sắc màu, hương vị huyền nhiệm, minh triết của đạo Phật, thông qua những giai điệu, những bài ca, điệu múa do các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ đã dệt nên bằng chính trái tim tràn đầy yêu thương và lòng thành kính để dâng lên Tam Bảo thiêng liêng.
Chương trình được đích thân Đại đức Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trưởng Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức, giám sát. Trong số 11 tiết mục biểu diễn, có tới 8 nhạc phẩm mới được sáng tác trong năm 2010.
Mở đầu, khi trên sân khấu hình ảnh cánh cổng chùa cổ kính mở ra cũng chính là tiết mục khai màn “Tán - pháp vương vô thương tôn” do nhóm các Tăng, ni. Tiếp đến là hợp xướng “Thế tôn ca” trang nghiêm mà hào hứng."
Tiếp theo là một khúc hát trữ tình của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng do ca sĩ Lan Anh thể hiện có tên “Sám hối mười phương” khai thác kỹ thuật hát thính phòng châu Âu hòa quyện với những âm luyến láy, nhấn nhá của âm nhạc cổ truyền Việt Nam: “Từng giờ lạc lối, từng ngày dục tham, ngục nào u tối, Ai ơi, sám hối tìm đường về mau quỳ nghe kinh mầu... lạy Phật từ bi, gột sạch mọi lỗi, người người thương nhau...”
Khá đặc biệt là tiết mục đặc sắc do dàn kèn của các Sư Cô chùa Phù Nghì - Tây Thiên trình diễn - Tác phẩm “Kim Cương Thừa Cúng Dàng”. Đây là một tác phẩm lễ nhạc với các nhạc khí đặc biệt.
Xem “Hương sen màu nhiệm”, khán giả sẽ bất ngờ và thú vị, khi những câu niệm Phật giản dĩ quá đỗi gần gũi đã ăn sâu vào tâm thức từ khi còn bé thơ bỗng vang lên thánh thót. “Nam mô A Di Đà Phật/ Nam mô Phật/ Nam mô Pháp/ Nam mô Tăng/ Nam mô vô thượng tam bằng.”
Chỉ với hơn 10 chữ cô đọng nhưng được giọng ca trong trẻo của cô gái trẻ Ana thể hiện bằng rất nhiều giai điệu đi từ khoan thai đến dồn dập khiến cả khán phòng đồng cảm sâu xa.
Gia đình Anh Quân-Mỹ Linh không chỉ là những ca sĩ nổi tiếng mà đây còn là gia đình Phật tử thuần thành, đã có nhiều đóng góp cho âm nhạc Phật giáo nói riêng, âm nhạc đương đại nói chung.
Nhạc sĩ Anh Quân chia sẻ trong phần giao lưu: “Con đường đến với Đạo Phật của tôi hết sức tự nhiên, từ nhỏ đã được bố mẹ thường xuyên đưa đến chùa và ở nhà đã có bàn thờ Phật, nhờ vậy mà tôi đã học thêm được nhiều những chân lý tốt đẹp.”
Bài hát ngợi ca vua Lý Thái Tổ, dưới ánh sáng của Phật Pháp, đã mở ra thời kỳ phục hưng toàn diện cho đất nước. Và ánh đạo vàng của Phật Pháp đã lan tỏa khắp hang cùng ngõ hẻm: Chuông linh thiêng vang động/ Một ngàn năm Thăng Long/ Phút trời cao đất rộng Đi tìm dòng Lạc Hồng/ Chí bền lâu thăm thẳm/ Khung trời đầy tuệ quang.
Trước khi tham dự chương trình ca nhạc, khán giả của chương trình “Hương sen màu nhiệm” còn có được “nhân duyên” lớn khi được nghe phần giảng Pháp của Hòa Thượng Thích Quang Nhuận “Khi chúng ta không ở nơi khác để làm việc gì đó mà ngồi đây nghe Pháp là một nhân duyên.”
Đó là những bài học rất gần gũi, để giúp con người thành tựu nhân cách, nhận rõ ý niệm của đời sống tương quan” thông qua tứ ân: Ân cha mẹ, ân chúng sinh, ân quốc gia xã hội và ân Tam Bảo.
Ân trước tiên là ân cha mẹ, không có tội nào nặng bằng tội bất hiếu, nhưng hầu hết “đều bất hiếu hơn là có có hiếu. Làm được gì cho cha mẹ vẫn tính toán, so đo. Ta bận rộn, tay mải mê kiếm sống mà quên cha mẹ, hai bậc sinh thành cho ta sự sống.”
Trước tiên là Ân cha mẹ: Chín tháng cưu mang. Mẹ bỏ ăn mất ngủ, thân thể không an, đến khi sanh sản đau đớn vô cùng không khác gì đứt từng khúc ruột, còn cha lao tấm khổ trí từ khi biết tin vợ mình mang thai, phải chạy ngược chạy xuôi, lo sắm vật dụng để chu toàn cho mẹ con, và hồi hộp trông mong cho mẹ con được vuông tròn.
Ân thứ hai là ân chúng sinh làm ra gạo ta ăn, áo ta mặc, nhà ta ở. Cả một thế giới với vô vàn các vật tưởng không liên quan mà đều gắn bó với nhau. Phá cây trên rừng núi ảnh hưởng tới miền đồng bằng. Giết loài rong rêu dưới biển sâu thăm thẳm cũng ảnh hưởng môi trường của cả thế giới…
Được sinh ra và lớn lên trong xã hội, chúng ta phải mang ơn tổ quốc, đồng bào. Chúng ta có quốc tổ là ơn các vua Hùng và trải qua bao triều đại Đinh-Lê-Lý-Trần... Nhờ những vị có công xây dựng nước nhà, mở mang các công nghệ, dẹp trừ những tệ đoan xã hội, đem lại thanh bình cho đất nước nên ta mới có sự an vui, thái bình thịnh vượng.
Tổ tiên dân tộc ta đã đổ bao xương máu để dựng nước và giữ nước. Trang lịch sử oai hùng Việt Nam đã ghi những nét vàng son của bao triều đại, hiện tại chúng ta được may mắn sống trong thái bình và phồn thịnh.
Đó là kết quả hy sinh vĩ đại của biết bao nhiêu chiến sĩ hữu danh và vô danh! Chúng ta phải biết trân quý, giữ gìn phẩm hạnh và mang hết tâm lực để cùng nhau xây dựng quê hương. Làm tròn bổn phận người công dân, làm cho văn hóa nước nhà được dồi dào, phát huy đạo đức đưa dân chúng đến con đường thiện mỹ. Sản xuất, kinh doanh để nâng cao đời sống xã hội.
Người biết mang lại hạnh phúc cho nhiều người chắc chắn phải là người có trái tim lớn, có lòng biết ơn sâu sắc. Niềm biết ơn sâu sắc đó chính là lòng biết ơn Tam bảo...
Chương trình ca múa nhạc Phật giáo như “Hương sen mầu nhiệm” trở thành một cuộc hội tụ đẹp giữa đạo Phật trong tâm hồn trí tuệ và nghệ thuật biểu diễn, trong diện mạo, dáng hình nghệ sĩ phật tử-tăng ni tài hoa.
Từ lời ca, tiếng nhạc, chương trình đưa những mối “nhân duyên” đến với triết lý sáng lòng của đạo Phật để ngợi ca đất nước, biết ơn cha ông nhiều thế hệ xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp phồn vinh cho mãi muôn đời./.
Các chư tôn đức, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng-Ni các vị khách quý và Phật tử thiện tín đã có mặt tham dự.
“Hương sen màu nhiệm” hội tụ một không gian, sắc màu, hương vị huyền nhiệm, minh triết của đạo Phật, thông qua những giai điệu, những bài ca, điệu múa do các thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ đã dệt nên bằng chính trái tim tràn đầy yêu thương và lòng thành kính để dâng lên Tam Bảo thiêng liêng.
Chương trình được đích thân Đại đức Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trưởng Ban Văn hóa Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức, giám sát. Trong số 11 tiết mục biểu diễn, có tới 8 nhạc phẩm mới được sáng tác trong năm 2010.
Mở đầu, khi trên sân khấu hình ảnh cánh cổng chùa cổ kính mở ra cũng chính là tiết mục khai màn “Tán - pháp vương vô thương tôn” do nhóm các Tăng, ni. Tiếp đến là hợp xướng “Thế tôn ca” trang nghiêm mà hào hứng."
Tiếp theo là một khúc hát trữ tình của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng do ca sĩ Lan Anh thể hiện có tên “Sám hối mười phương” khai thác kỹ thuật hát thính phòng châu Âu hòa quyện với những âm luyến láy, nhấn nhá của âm nhạc cổ truyền Việt Nam: “Từng giờ lạc lối, từng ngày dục tham, ngục nào u tối, Ai ơi, sám hối tìm đường về mau quỳ nghe kinh mầu... lạy Phật từ bi, gột sạch mọi lỗi, người người thương nhau...”
Khá đặc biệt là tiết mục đặc sắc do dàn kèn của các Sư Cô chùa Phù Nghì - Tây Thiên trình diễn - Tác phẩm “Kim Cương Thừa Cúng Dàng”. Đây là một tác phẩm lễ nhạc với các nhạc khí đặc biệt.
Xem “Hương sen màu nhiệm”, khán giả sẽ bất ngờ và thú vị, khi những câu niệm Phật giản dĩ quá đỗi gần gũi đã ăn sâu vào tâm thức từ khi còn bé thơ bỗng vang lên thánh thót. “Nam mô A Di Đà Phật/ Nam mô Phật/ Nam mô Pháp/ Nam mô Tăng/ Nam mô vô thượng tam bằng.”
Chỉ với hơn 10 chữ cô đọng nhưng được giọng ca trong trẻo của cô gái trẻ Ana thể hiện bằng rất nhiều giai điệu đi từ khoan thai đến dồn dập khiến cả khán phòng đồng cảm sâu xa.
Gia đình Anh Quân-Mỹ Linh không chỉ là những ca sĩ nổi tiếng mà đây còn là gia đình Phật tử thuần thành, đã có nhiều đóng góp cho âm nhạc Phật giáo nói riêng, âm nhạc đương đại nói chung.
Nhạc sĩ Anh Quân chia sẻ trong phần giao lưu: “Con đường đến với Đạo Phật của tôi hết sức tự nhiên, từ nhỏ đã được bố mẹ thường xuyên đưa đến chùa và ở nhà đã có bàn thờ Phật, nhờ vậy mà tôi đã học thêm được nhiều những chân lý tốt đẹp.”
Bài hát ngợi ca vua Lý Thái Tổ, dưới ánh sáng của Phật Pháp, đã mở ra thời kỳ phục hưng toàn diện cho đất nước. Và ánh đạo vàng của Phật Pháp đã lan tỏa khắp hang cùng ngõ hẻm: Chuông linh thiêng vang động/ Một ngàn năm Thăng Long/ Phút trời cao đất rộng Đi tìm dòng Lạc Hồng/ Chí bền lâu thăm thẳm/ Khung trời đầy tuệ quang.
Trước khi tham dự chương trình ca nhạc, khán giả của chương trình “Hương sen màu nhiệm” còn có được “nhân duyên” lớn khi được nghe phần giảng Pháp của Hòa Thượng Thích Quang Nhuận “Khi chúng ta không ở nơi khác để làm việc gì đó mà ngồi đây nghe Pháp là một nhân duyên.”
Đó là những bài học rất gần gũi, để giúp con người thành tựu nhân cách, nhận rõ ý niệm của đời sống tương quan” thông qua tứ ân: Ân cha mẹ, ân chúng sinh, ân quốc gia xã hội và ân Tam Bảo.
Ân trước tiên là ân cha mẹ, không có tội nào nặng bằng tội bất hiếu, nhưng hầu hết “đều bất hiếu hơn là có có hiếu. Làm được gì cho cha mẹ vẫn tính toán, so đo. Ta bận rộn, tay mải mê kiếm sống mà quên cha mẹ, hai bậc sinh thành cho ta sự sống.”
Trước tiên là Ân cha mẹ: Chín tháng cưu mang. Mẹ bỏ ăn mất ngủ, thân thể không an, đến khi sanh sản đau đớn vô cùng không khác gì đứt từng khúc ruột, còn cha lao tấm khổ trí từ khi biết tin vợ mình mang thai, phải chạy ngược chạy xuôi, lo sắm vật dụng để chu toàn cho mẹ con, và hồi hộp trông mong cho mẹ con được vuông tròn.
Ân thứ hai là ân chúng sinh làm ra gạo ta ăn, áo ta mặc, nhà ta ở. Cả một thế giới với vô vàn các vật tưởng không liên quan mà đều gắn bó với nhau. Phá cây trên rừng núi ảnh hưởng tới miền đồng bằng. Giết loài rong rêu dưới biển sâu thăm thẳm cũng ảnh hưởng môi trường của cả thế giới…
Được sinh ra và lớn lên trong xã hội, chúng ta phải mang ơn tổ quốc, đồng bào. Chúng ta có quốc tổ là ơn các vua Hùng và trải qua bao triều đại Đinh-Lê-Lý-Trần... Nhờ những vị có công xây dựng nước nhà, mở mang các công nghệ, dẹp trừ những tệ đoan xã hội, đem lại thanh bình cho đất nước nên ta mới có sự an vui, thái bình thịnh vượng.
Tổ tiên dân tộc ta đã đổ bao xương máu để dựng nước và giữ nước. Trang lịch sử oai hùng Việt Nam đã ghi những nét vàng son của bao triều đại, hiện tại chúng ta được may mắn sống trong thái bình và phồn thịnh.
Đó là kết quả hy sinh vĩ đại của biết bao nhiêu chiến sĩ hữu danh và vô danh! Chúng ta phải biết trân quý, giữ gìn phẩm hạnh và mang hết tâm lực để cùng nhau xây dựng quê hương. Làm tròn bổn phận người công dân, làm cho văn hóa nước nhà được dồi dào, phát huy đạo đức đưa dân chúng đến con đường thiện mỹ. Sản xuất, kinh doanh để nâng cao đời sống xã hội.
Người biết mang lại hạnh phúc cho nhiều người chắc chắn phải là người có trái tim lớn, có lòng biết ơn sâu sắc. Niềm biết ơn sâu sắc đó chính là lòng biết ơn Tam bảo...
Chương trình ca múa nhạc Phật giáo như “Hương sen mầu nhiệm” trở thành một cuộc hội tụ đẹp giữa đạo Phật trong tâm hồn trí tuệ và nghệ thuật biểu diễn, trong diện mạo, dáng hình nghệ sĩ phật tử-tăng ni tài hoa.
Từ lời ca, tiếng nhạc, chương trình đưa những mối “nhân duyên” đến với triết lý sáng lòng của đạo Phật để ngợi ca đất nước, biết ơn cha ông nhiều thế hệ xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp phồn vinh cho mãi muôn đời./.
P.V (Vietnam+)