Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Với lợi thế lớn về đất, trong đó nổi bật là đất đỏ bazan với khoảng 2 triệu ha được xếp vào loại đất tốt nhất trên thế giới cùng với hàng chục vạn ha đất đen, đất phù sa thích hợp với nhiều loại cây trồng, Tây Nguyên có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng.
Từ những tiềm năng sẵn có cùng với nội lực của chính mình, Tây Nguyên đã tìm ra những hướng đi phù hợp cho ngành nông nghiệp nhằm tạo ra những bước phát triển đột phá.
Mắcca - cây trồng chơi ăn thật
Tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết hiện nay, cây mắc ca, một loài cây thu sản phẩm từ hạt có nguồn gốc từ Australia đang được bà con nông dân nơi đây đặc biệt quan tâm nhờ hiệu quả kinh tế, khả năng thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng và môi trường đặc trưng của vùng đất đỏ bazan này.
Cây mắcca có tên gọi chung là Macadamia hoặc Australia nut, Queensland nut là loài cây gỗ lớn, có nguồn gốc ở vùng rừng mưa ven biển thuộc miền Nam Queensland và miền Bắc New South Wales ở Australia. Sản phẩm chính của cây mắcca là hạt. Hạt mắcca có hương vị thơm ngon nhất trong các loại hạt dùng để ăn và được mệnh danh là "hoàng hậu quả khô." Ngoài rất nhiều vitamin và khoáng chất quý có trong hạt, mắcca còn có hàm lượng axít béo không no lên tới 84%. Đây là thứ chất béo mà thế giới hiện đại rất coi trọng vì ít dẫn tới nguy cơ tích tụ cholesterol (chất béo có hại) trong cơ thể người và rất phù hợp với nhu cầu làm dung môi trong mỹ phẩm.
Với quy mô thử nghiệm, bước đầu cho thấy cây mắcca có thể sinh trưởng phát triển được ở một số vùng sinh thái đặc thù, đặc biệt là những khu vực có khí hậu lạnh. Sau 5-7 năm trồng, cây mắcca đã cho năng suất từ 3-6kg hạt/cây với một số giống, cá biệt có những cây cho năng suất hơn 10kg/cây/năm.
Nếu so sánh với năng suất của vùng nguyên sản cây mắcca, tại Australia vào năm thứ 10 năng suất trung bình trên cây đạt 10kg hạt/năm, vào giai đoạn kinh doanh ổn định (từ năm thứ 12 trở đi), năng suất trung bình trên cây chỉ cần từ 12-15kg là đạt hiệu quả.
Với giá bán khoảng 200.000 đồng/kg hạt, không loại cây nào đủ sức cạnh tranh với loại cây này về mặt hiệu quả kinh tế. Với những tiềm năng như vậy, cây mắcca xứng đáng được coi là một trong những hướng đi mới hiệu quả cho ngành nông nghiệp của Tây Nguyên.
Theo tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu về loài cây này cách đây hơn 10 năm với các thí nghiệm về phương pháp nhân giống vô tính, bao gồm thí nghiệm độ tuổi gốc ghép, thí nghiệm phương pháp ghép và thí nghiệm chiết cành.
Qua nghiên cứu, khảo sát và tiến hành trồng khảo nghiệm tại 4 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã đánh giá mắcca là một loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Loài cây này đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm.
Tại Đắk Lắk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã bắt đầu trồng thử nghiệm cây mắcca tại Buôn Ma Thuột từ năm 2002 với tập đoàn giống nhập nội từ Trung Quốc. Sau đó Viện tiếp tục nhập nội các giống mắcca từ Thái Lan và Australia, nơi được coi là nguồn gốc xuất xứ của giống cây này.
Qua thời gian trồng khảo nghiệm, Viện đã thu thập được hơn 20 giống mắcca và bước đầu đã chọn được 3 giống có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên là OC, H2, và 508.
Hiện nay, một số hộ nông dân trồng mắcca đã thu được lợi nhuận từ việc trồng và phổ biến loại cây này. Với kỹ thuật chăm sóc cây khá đơn giản, có thể trồng xen với cây càphê, diện tích trồng cây mắcca tại vùng Tây Nguyên đang tăng lên nhanh chóng.
Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ mắcca trên thế giới rất rộng lớn, dự báo có thể tiêu thụ tới 40 vạn tấn/năm, trong khi sản lượng hạt mới chỉ đạt khoảng 10 vạn tấn/năm.
Phát triển đàn lợn rừng lai - Hướng mới cho ngành chăn nuôi
Thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nhân dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm trong đó có thịt lợn rừng. Nhiều hộ gia đình đã nhìn thấy được giá trị kinh tế từ ngành chăn nuôi mới này nên đã tự thuần hóa, lai tạo, chăm sóc thuần dưỡng, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn tại các tỉnh và thành phố lớn.
Tại Gia Lai, đã có một vài hộ mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn rừng và đã có những thành công nhất định như trang trại lợn rừng của ông Năm Hùng (huyện Chư Păh), ông Hoàng ở xã Gào, thành phố Pleiku và một số trang trại ở huyện Đắk Đoa... Tuy nhiên, do chưa tiếp cận được con giống lợn rừng đảm bảo chất lượng, quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, thức ăn, chuồng trại còn mang tính chất tự phát, dẫn đến lợn sinh sản kém, chất lượng thịt không đạt yêu cầu.
Trong khi đó, giống lợn bản địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai với tên gọi phổ biến là lợn sóc đang được người dân chăn nuôi thả rông. Đây là giống lợn chịu sự đào thải khắc nghiệt của tự nhiên, nên con nào tồn tại được đều có chất lượng thịt chắc, khỏe, thịt thơm ngon. Hiện nay, do công tác lai tạo giống không được chú ý đến nên giống lợn này có hiện tượng cận huyết, đồng huyết, sinh trưởng bị hạn chế, sinh sản kém, thoái hóa giống và quy mô đàn ngày càng giảm.
Từ thực tế trên, Trung tâm vật nuôi tỉnh Gia Lai đã triển khai đề tài thử nghiệm lai tạo giữa lợn rừng Thái Lan và giống lợn địa phương nhằm mục tiêu chọn lọc nhân giống lợn bản địa, từ đó làm cơ sở đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xây dựng chính sách và giải pháp bảo tồn giống lợn bản địa tại tỉnh Gia Lai. Đồng thời sản xuất giống lợn rừng lai F1 trên cơ sở đàn nái nền là giống lợn bản địa từ đó xây dựng quy trình chăn nuôi lợn bản địa và lợn rừng lai F1 phù hợp với địa bàn, góp phần phát triển ngành chăn nuôi mới, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc, tạo ra sản phẩm thịt lợn đặc sản phục vụ cho người tiêu dùng.
Qua hơn ba năm triển khai từ 2010 đến nay, đề tài đã thành công trong việc lưu giữ và bảo tồn giống lợn bản địa, đồng thời cung cấp hơn 800 con lợn dòng F1 với nhiều đặc điểm ưu việt cho người dân, tạo giá trị kinh tế cao cho địa phương.
Tại khu trang trại thực nghiệm của Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Gia Lai, Giám đốc Trung tâm Lê Minh Đức cho biết trung tâm hiện có trên 200 con lợn giống bao gồm lợn rừng đực nhập từ Thái Lan, lợn nái lấy từ giống lợn sóc bản địa và một số đàn F1 khi cho lai tạo giữa hai giống trên. Đàn lợn F1 lai giữa lợn đực rừng thuần dưỡng Thái Lan và lợn sóc cái bản địa có nhiều đặc điểm ưu việt như thịt thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc, giá trị cao nhưng đầu tư thấp, chi phí thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh tật.
Trên thị trường hiện nay, lợn rừng lai Thái Lan có giá thương phẩm từ 120.000-150.000 đồng/kg. Do nhu cầu cho sản phẩm này đang ngày càng tăng nên người dân Tây Nguyên quan tâm hơn tới hướng chăn nuôi mới đầy tiềm năng này./.
Từ những tiềm năng sẵn có cùng với nội lực của chính mình, Tây Nguyên đã tìm ra những hướng đi phù hợp cho ngành nông nghiệp nhằm tạo ra những bước phát triển đột phá.
Mắcca - cây trồng chơi ăn thật
Tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết hiện nay, cây mắc ca, một loài cây thu sản phẩm từ hạt có nguồn gốc từ Australia đang được bà con nông dân nơi đây đặc biệt quan tâm nhờ hiệu quả kinh tế, khả năng thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng và môi trường đặc trưng của vùng đất đỏ bazan này.
Cây mắcca có tên gọi chung là Macadamia hoặc Australia nut, Queensland nut là loài cây gỗ lớn, có nguồn gốc ở vùng rừng mưa ven biển thuộc miền Nam Queensland và miền Bắc New South Wales ở Australia. Sản phẩm chính của cây mắcca là hạt. Hạt mắcca có hương vị thơm ngon nhất trong các loại hạt dùng để ăn và được mệnh danh là "hoàng hậu quả khô." Ngoài rất nhiều vitamin và khoáng chất quý có trong hạt, mắcca còn có hàm lượng axít béo không no lên tới 84%. Đây là thứ chất béo mà thế giới hiện đại rất coi trọng vì ít dẫn tới nguy cơ tích tụ cholesterol (chất béo có hại) trong cơ thể người và rất phù hợp với nhu cầu làm dung môi trong mỹ phẩm.
Với quy mô thử nghiệm, bước đầu cho thấy cây mắcca có thể sinh trưởng phát triển được ở một số vùng sinh thái đặc thù, đặc biệt là những khu vực có khí hậu lạnh. Sau 5-7 năm trồng, cây mắcca đã cho năng suất từ 3-6kg hạt/cây với một số giống, cá biệt có những cây cho năng suất hơn 10kg/cây/năm.
Nếu so sánh với năng suất của vùng nguyên sản cây mắcca, tại Australia vào năm thứ 10 năng suất trung bình trên cây đạt 10kg hạt/năm, vào giai đoạn kinh doanh ổn định (từ năm thứ 12 trở đi), năng suất trung bình trên cây chỉ cần từ 12-15kg là đạt hiệu quả.
Với giá bán khoảng 200.000 đồng/kg hạt, không loại cây nào đủ sức cạnh tranh với loại cây này về mặt hiệu quả kinh tế. Với những tiềm năng như vậy, cây mắcca xứng đáng được coi là một trong những hướng đi mới hiệu quả cho ngành nông nghiệp của Tây Nguyên.
Theo tiến sỹ Lê Ngọc Báu, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã nghiên cứu về loài cây này cách đây hơn 10 năm với các thí nghiệm về phương pháp nhân giống vô tính, bao gồm thí nghiệm độ tuổi gốc ghép, thí nghiệm phương pháp ghép và thí nghiệm chiết cành.
Qua nghiên cứu, khảo sát và tiến hành trồng khảo nghiệm tại 4 tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã đánh giá mắcca là một loài cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Loài cây này đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, có khả năng chịu hạn cao đồng thời chịu được mưa ẩm.
Tại Đắk Lắk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên đã bắt đầu trồng thử nghiệm cây mắcca tại Buôn Ma Thuột từ năm 2002 với tập đoàn giống nhập nội từ Trung Quốc. Sau đó Viện tiếp tục nhập nội các giống mắcca từ Thái Lan và Australia, nơi được coi là nguồn gốc xuất xứ của giống cây này.
Qua thời gian trồng khảo nghiệm, Viện đã thu thập được hơn 20 giống mắcca và bước đầu đã chọn được 3 giống có triển vọng phát triển trên địa bàn Tây Nguyên là OC, H2, và 508.
Hiện nay, một số hộ nông dân trồng mắcca đã thu được lợi nhuận từ việc trồng và phổ biến loại cây này. Với kỹ thuật chăm sóc cây khá đơn giản, có thể trồng xen với cây càphê, diện tích trồng cây mắcca tại vùng Tây Nguyên đang tăng lên nhanh chóng.
Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ mắcca trên thế giới rất rộng lớn, dự báo có thể tiêu thụ tới 40 vạn tấn/năm, trong khi sản lượng hạt mới chỉ đạt khoảng 10 vạn tấn/năm.
Phát triển đàn lợn rừng lai - Hướng mới cho ngành chăn nuôi
Thời gian gần đây, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của nhân dân ngày càng cao, đặc biệt là các loại thịt đặc sản quý hiếm trong đó có thịt lợn rừng. Nhiều hộ gia đình đã nhìn thấy được giá trị kinh tế từ ngành chăn nuôi mới này nên đã tự thuần hóa, lai tạo, chăm sóc thuần dưỡng, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các nhà hàng, khách sạn tại các tỉnh và thành phố lớn.
Tại Gia Lai, đã có một vài hộ mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn rừng và đã có những thành công nhất định như trang trại lợn rừng của ông Năm Hùng (huyện Chư Păh), ông Hoàng ở xã Gào, thành phố Pleiku và một số trang trại ở huyện Đắk Đoa... Tuy nhiên, do chưa tiếp cận được con giống lợn rừng đảm bảo chất lượng, quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, thức ăn, chuồng trại còn mang tính chất tự phát, dẫn đến lợn sinh sản kém, chất lượng thịt không đạt yêu cầu.
Trong khi đó, giống lợn bản địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai với tên gọi phổ biến là lợn sóc đang được người dân chăn nuôi thả rông. Đây là giống lợn chịu sự đào thải khắc nghiệt của tự nhiên, nên con nào tồn tại được đều có chất lượng thịt chắc, khỏe, thịt thơm ngon. Hiện nay, do công tác lai tạo giống không được chú ý đến nên giống lợn này có hiện tượng cận huyết, đồng huyết, sinh trưởng bị hạn chế, sinh sản kém, thoái hóa giống và quy mô đàn ngày càng giảm.
Từ thực tế trên, Trung tâm vật nuôi tỉnh Gia Lai đã triển khai đề tài thử nghiệm lai tạo giữa lợn rừng Thái Lan và giống lợn địa phương nhằm mục tiêu chọn lọc nhân giống lợn bản địa, từ đó làm cơ sở đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xây dựng chính sách và giải pháp bảo tồn giống lợn bản địa tại tỉnh Gia Lai. Đồng thời sản xuất giống lợn rừng lai F1 trên cơ sở đàn nái nền là giống lợn bản địa từ đó xây dựng quy trình chăn nuôi lợn bản địa và lợn rừng lai F1 phù hợp với địa bàn, góp phần phát triển ngành chăn nuôi mới, đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc, tạo ra sản phẩm thịt lợn đặc sản phục vụ cho người tiêu dùng.
Qua hơn ba năm triển khai từ 2010 đến nay, đề tài đã thành công trong việc lưu giữ và bảo tồn giống lợn bản địa, đồng thời cung cấp hơn 800 con lợn dòng F1 với nhiều đặc điểm ưu việt cho người dân, tạo giá trị kinh tế cao cho địa phương.
Tại khu trang trại thực nghiệm của Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Gia Lai, Giám đốc Trung tâm Lê Minh Đức cho biết trung tâm hiện có trên 200 con lợn giống bao gồm lợn rừng đực nhập từ Thái Lan, lợn nái lấy từ giống lợn sóc bản địa và một số đàn F1 khi cho lai tạo giữa hai giống trên. Đàn lợn F1 lai giữa lợn đực rừng thuần dưỡng Thái Lan và lợn sóc cái bản địa có nhiều đặc điểm ưu việt như thịt thơm ngon, ít mỡ, nhiều nạc, giá trị cao nhưng đầu tư thấp, chi phí thức ăn ít, thời gian nuôi ngắn, dễ nuôi, sinh sản tốt, tỷ lệ sống cao và ít bệnh tật.
Trên thị trường hiện nay, lợn rừng lai Thái Lan có giá thương phẩm từ 120.000-150.000 đồng/kg. Do nhu cầu cho sản phẩm này đang ngày càng tăng nên người dân Tây Nguyên quan tâm hơn tới hướng chăn nuôi mới đầy tiềm năng này./.
Thu Phương (TTXVN)